Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Cung đường lãng mạn và hiểm trở đến địa đầu Tổ quốc

Chạy xe máy trên con đường nhỏ, với núi cao, vực thẳm, nhưng mỗi người đều cảm thấy rất phấn chấn, bởi khung cảnh đẹp như tranh vẽ của thung lũng nắng vàng và sự hùng vĩ của cao nguyên đá.

 

Hà Giang luôn là niềm đam mê của các tín đồ phượt và dân chơi ảnh miền Bắc. Trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, bầu trời Hà Giang trong xanh vời vợi, nắng vàng rực rỡ bao phủ những ngọn núi, làng mạc, ruộng lúa... rất nhiều bạn trẻ đã phượt từ Hà Nội để đến với Lũng Cú (thuộc huyện Đồng Văn - điểm cực Bắc của Việt Nam).
Dưới đây là hình ảnh những cung đường, những dãy núi hùng vĩ trong hành trình đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc:
 Thung lũng với ruộng bậc thang nằm yên bình với núi non, mây trời.
 Hà Giang là vùng đất khắc nghiệt với địa hình chủ yếu là núi đá. Người dân trồng ngô trên những kẽ núi là chủ yếu.
 Những ngôi nhà bé nhỏ nằm bên ruộng bậc thang. Tuy nhiên, do ít mưa nên không phải lúc nào cũng có lúa.
 Con đường duy nhất đến với Lũng Cú, cực Bắc của Việt Nam uốn lượn theo núi non Hà Giang.
Rất nhiều đoạn xe phải chạy trên đường một bên là núi cao bên là vực thẳm.
 Đường nhỏ, nhiều khúc cua đầy mạo hiểm, nhưng đổi lại là cảm giác phiêu.
 Đâu đó, những ngọn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn trở nên hùng vĩ, trầm mặc vì sự khô cằn, trơ trọi.
 Dưới những dãy núi cao là sông Nho Quế
 Tháng 5, bầu trời Lũng Cú trong xanh, khá đông bạn trẻ phượt đến nơi này.
 Phía dưới tấm bia chủ quyền dân tộc là núi non trùng điệp, xóm làng bình yên.
 Chinh phục điểm cực Bắc của đất nước, chụp ảnh cùng cột cờ Lũng Cú là niềm khát khao của người trẻ.

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp Y Tý mùa nước đổ


Không có dịp chiêm ngưỡng "biển mây", độc giả Trường Giang vẫn thấy mãn nguyện khi mùa này Y Tý lại đẹp lạ lùng với những thửa ruộng mùa nước đổ.

Đến Y Tý vào những ngày đầu tháng 5 nắng như đổ lửa, chúng tôi đành lỡ hẹn với “biển mây” đẹp như trong giấc mơ mà người ta vẫn thường ao ước khi đến với miền đất nơi biên cương này. Nhưng bù lại, cung đường hùng vĩ uốn lượn quanh những thửa ruộng vào mùa đổ nước đã cho chúng tôi những trải nghiệm thật tuyệt vời. Như những bậc thang bắc lên mây, bức tranh đa sắc màu ấy đã khiến cho hành trình trở thành những hồi ức khó quên.
Y Tý là một xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai). Những bản làng nằm trên độ cao 2.000m này có một sức hấp dẫn lạ kỳ với dân du lịch bụi, khiến ai cũng mong muốn được một lần đặt chân. Trải qua những khúc cua gập ghềnh từ TP. Lào Cai - Bát Xát - Trình Tường - Lũng Pô - A Mú Sung - A Lù - Ngãi Thầu - Y Tý - Dền Sáng - Mường Hum - Tả Giàng Phình - Ô Quy Hồ - Sapa, chúng tôi đã cùng nhau rong ruổi qua những con đèo lộng gió, ngắm trăng đêm cheo leo và thỏa sức phóng tầm mắt xuống thung lũng mênh mông.
Còn bạn, nếu cũng muốn ngắm nhìn những bức tranh tuyệt vời ấy thì đừng chần chừ gì nữa, mùa nước đổ và mùa cấy sẽ không còn lâu nữa đâu.
Đường từ A Mú Sung lên Y Tý – xã biên giới xa xôi nhất của huyện Bát Xát – như những sợi chỉ nằm vắt ngang lưng núi, xen kẽ những thửa ruộng bậc thang đa màu sắc.
Cung đường là cả sự thách thức với những “tay lái”, nhưng lại là sự kích thích đối với những tay “săn ảnh”.
Nhà trình tường là kiến trúc đặc trưng của dân tộc Hà Nhì vùng cao Bát Xát. Nhà làm hoàn toàn bằng đất nện với ít cửa sổ, đông ấm, hè mát.
Những ngày này, hoa mua đã nở tím lưng núi, và sau những cơn mưa đầu mùa, triền ruộng bậc thang khô khốc bắt đầu đón những lạch nước trên nguồn đổ về.
Mùa đổ nước thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, và phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Mùa nước đổ cùng với mùa lúa chín là hai thời kỳ đẹp nhất trong năm của vùng cao Tây Bắc.
Cánh đồng A Lù đang vào mùa nước đổ.
Khi nước đã ngập mặt ruộng, đồng bào dân tộc tiến hành be bờ, cày bừa, khơi ruộng để chuẩn bị cho một vụ cấy mới.
Từ trên lưng đèo nhìn xuống, cánh đồng Ngải Thầu hùng vĩ như một bức tranh với những màu sắc thật ngẫu nhiên: màu vàng của mặt ruộng mới bừa xong, màu nâu của đất mới cày ải, màu tím của bùn trên chân ruộng thấp, màu xanh của những thửa ruộng cấy sớm...
Bức tranh tuyệt vời ấy là công sức không hề nhỏ của đồng bào Hà Nhì – dân tộc có kỹ thuật canh tác ruộng bậc thang từ rất lâu đời.
Thung lũng Dền Sáng lúc sáng sớm. Những thửa ruộng đổ nước loang loáng dưới ánh nắng mặt trời, miên man trong tầm mắt.
Mây soi bóng trên những ô ruộng ngập nước.
Đàn vịt con lặn ngụp trong những ô ruộng vừa đổ nước.
Mảng màu trên ô ruộng cấy sớm phủ lên màu xanh thật mát mắt, hứa hẹn một vụ mùa mới ấm no.
Lão nông đi thăm ruộng buổi sớm.
Nắng đã lên cao, người, ngựa với gùi, cuốc sải bước lên nương.
Những đứa trẻ đi kiếm củi giúp gia đình, trở về trên con đường khúc khuỷu.
Hoàng hôn nơi biên cương Y Tý. Nước vẫn lấp loáng trong ánh nắng cuối ngày.
 Chú bé Hà Nhì cõng em ngắm mặt trời khuất dần sau dãy núi.

































Những hình ảnh về Việt Nam thời thuộc địa

Những hình ảnh này là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề "Đông Dương sâu kín" (L'Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản năm 1962. Chúng được các nhiếp ảnh gia người Pháp như Raoul Coutard, Jean Lhuissier, Kim Khánh, Pierre Ferrari, Guy Defive... thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương.
Dưới đây là các hình ảnh được giới thiệu:
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.
Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.
Gánh hàng tào phớ trên đường phố.  
Dịch vụ cà trắng răng ngay trên vỉa hè.
Nhiều cư dân Hà Nội thời thuộc Pháp đến từ các vùng nông thôn lân cận.
Người đàn ông theo Công giáo và những bức tượng nhỏ.
Chiếu bạc ven đường. Các bộ bài Tây đã du nhập vào Việt Nam từ nước Pháp.
Xem bói ở phía ngoài một ngôi đình.
Những đứa trẻ tập đánh bốc. Môn thể thao này cũng được đưa vào Việt Nam từ nước  Pháp.
Người nông dân lỉnh kỉnh đồ nghề đi đánh giậm.
Những chiếc hũ dùng để đựng nước mắm chất thành đống cao tại một tỉnh Nam Kỳ.
Mùa nước nổi trên lưu vực sông Mekong.
Lễ hội đua thuyền
Một cô gái thuộc gia đình quý tộc người  H'Mông ở miền núi phía  Bắc.
Phụ nữ H'Mông trên một cánh đồng thuốc phiện. Nghề trồng và chế biến thuốc phiện đem lại cho họ các khoản tiền mặt lớn cũng như nhiều thứ hàng hoá của miền xuôi.
Bên cạnh đó, người H'Mông cũng trồng lúa, ngô trên nương rẫy để bảo đảm nguồn lương thực.
Trẻ em H'Mông đã biết lao động từ khi còn rất nhỏ.
 Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào.
 Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào.
 Một đội voi của người  Lào.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...