Các cửa hàng sữa ở Anh đang phải ra sức làm một công tác ngược đời: Hạn chế người mua hàng. Nguyên nhân xuất phát từ nạn tận thu sữa ngoại để mang sang Trung Quốc của một bộ phận không nhỏ khách du lịch Đại lục đang mất lòng tin với các sản phẩm sữa nội.
Theo Global Times, Alipay - cổng thanh toán trực tuyến bên thứ ba thuộc Công ty thương mại điện tử Alibaba lớn nhất Trung Quốc - cho biết, người tiêu dùng Trung Quốc mua sữa bột từ nước ngoài tăng đột biến, phần nào minh chứng niềm tin của người dân Trung Quốc với sữa nội địa giảm mạnh.
Một bà bầu đến khám tại bệnh viện phụ sản lớn nhất ở Bắc Kinh nói: Cho dù xác suất sữa Trung Quốc không an toàn chỉ là 1% thì tôi cũng không muốn bị rơi vào số 1% đó.
Theo tờ Reuters, Liên minh bán lẻ Anh (BRC), với những thành viên chiếm đến 80% thị trường bán lẻ sữa ở đảo quốc này, cho biết nhiều cửa hàng bán lẻ đang thi hành chính sách giới hạn số lượng hộp sữa bột khách được mua mỗi lần nhằm ngăn chặn tình trạng “xuất khẩu phi chính thức” sữa từ Anh sang Trung Quốc. Nhiều siêu thị ở Anh đã treo biển khách hàng mỗi lần chỉ được mua 2 hộp sữa mỗi lần ghé vào. Danone - hãng sỡ hữu hai thương hiệu nổi tiếng Aptamil và Cow & Gate - đã đề nghị các siêu thị chỉ nên để người mua được lấy hai hộp 900 gram mỗi lần. Asda, Sainsbury's, Tesco và Morrisons đã hồi đáp và cam kết thực hiện yêu cầu này. Như vậy, những đơn vị bán lẻ khác có thể sẽ nhanh chóng đi theo.
Nói về hiện tượng xuất hiện một lực lượng đông đảo thu mua sữa với khối lượng lớn, người dân London cho biết đã mặt hàng sữa bột đã bắt đầu có dấu hiệu khan hàng, thậm chí có lúc họ đi vài cửa hàng mới mua được loại sữa cần dùng. Bà Lyn Patterson trả lời Reuters cho biết mới tuần trước bà đã không thể mua được sữa ở các siêu thị Asda hay Tesco, nên bà buộc phải tới Sainsbury’s. Hiện bà đã phải mua cả thùng carton để dự trữ.
Theo Global Times, Alipay - cổng thanh toán trực tuyến bên thứ ba thuộc Công ty thương mại điện tử Alibaba lớn nhất Trung Quốc - cho biết, người tiêu dùng Trung Quốc mua sữa bột từ nước ngoài tăng đột biến, phần nào minh chứng niềm tin của người dân Trung Quốc với sữa nội địa giảm mạnh.
Theo số liệu của Alipay, đầu năm nay mỗi người dân mua số hàng trực tuyến từ nước ngoài tăng 117% so với cùng kỳ năm trước. Những sản phẩm người dân thường mua là đồ ăn trẻ em, mỹ phẩm, quần áo và nhiều nhất là sữa bột trẻ sơ sinh, chiếm 25%. Hay như trên Taobao, hiện có khoảng 5,4 triệu lượt tìm kiếm sản phẩm sữa công thức cho trẻ em, Aptamil của Anh, dù được bán ra với giá khá mắc. Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 240 nghìn tấn sữa bột, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Người dân ở các tỉnh Quảng Đông, Thượng Hải, Chiết Giang và Bắc Kinh thường xuyên mua sữa từ nước ngoài, trong đó nhiều nhất là người Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang đã chi tới 3,16 triệu nhân dân tệ (hơn 500 nghìn USD).
Chuyên gia kinh tế Vương Tiên Khánh làm việc tại Đại học Kinh doanh Quảng Đông cho hay, người dùng Trung Quốc không tin tưởng vào sữa bột mang thương hiệu nội địa và họ có quyền lựa chọn những gì họ muốn bằng cách mua trực tuyến. Bảo Tiểu A - một phụ sản sắp sinh - tiết lộ cô thường xuyên nhờ em gái ở Anh mua sữa bột ở Anh về uống vì nghi ngờ chất lượng sữa Trung Quốc.
Chất lượng sữa bột là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ từ sau bê bối hàng loạt sản phẩm sữa bột của một nhà sản xuất Trung Quốc chứa chất độc hại melamine, thủy ngân đã cướp đi hàng chục sinh mạng và hàng nghìn người mắc bệnh đã xói mòn niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm thương hiệu nội.
Trước khi “cập bến” châu Âu, “cơn khát” sữa sạch của người tiêu dùng Trung Quốc đã tràn qua Hong Kong, Australia và New Zealand, khiến người dân và các nhà sản xuất ở những thị trường này bắt đầu lo ngại vì nguồn cung thiếu hụt đẩy giá lên cao. Những biện pháp tương tự như trên cũng đã được áp dụng.
Tờ Sky News đã trích lời một doanh nhân người Trung Quốc ở Anh cho biết, ông kiếm được khoảng 5.000 bảng/tuần nhờ việc bán sữa Anh cho người Trung Quốc. Vị doanh nhân còn tiết lộ thêm ba dạng gom sữa đặc thù: Một chỉ là mua hộ người quen, hai là những công ty nhỏ và vừa và ba là những nhà buôn lớn, thường ở London hay Portsmouth, mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị với mỗi lần mua khoảng trên 20.000 bảng Anh. Việc hạn chế khiến những người thu gom phải chịu chi phí di chuyển cao hơn, song vẫn không thể ngăn được sức hấp dẫn lợi nhuận vẫn còn quá lớn. Dự đoán, sau Anh sẽ là hàng loạt các nước châu Âu phải chịu tình cảnh “tận thu sữa” tương tự.
Bất chấp việc chính quyền đã ra sức trấn an sản phẩm sữa Trung Quốc đã được kiểm tra cẩn thận, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn tỏ ra thiếu tin tưởng. Họ vẫn tiếp tục mua sữa từ nước ngoài nhằm tránh tình trạng hàng nhái khi có tới 80% sữa của Trung Quốc được gán “mác Tây” khiến sữa tại các siêu thị nước ngoài cũng cạn dần vì người dân chuộng “sữa xách tay”.
Một bà bầu đến khám tại bệnh viện phụ sản lớn nhất ở Bắc Kinh nói: Cho dù xác suất sữa Trung Quốc không an toàn chỉ là 1% thì tôi cũng không muốn bị rơi vào số 1% đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét