Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Kiếm tiền từ Publisher cho blogger, web master

Mục đích của các website hay blog hầu hết là quảng cáo & kiếm tiền, trước đây mình thường thắc mắc VNEXPRESS.NET hay cái trang báo điện tử khác họ tốn công viết bài báo cho mọi người đọc để làm gì? họ được gì?... Rồi dần dần qua thời gian mình đã hiểu. Cac loai quang cao cpm ppc cpa Trên website hay các blog mà bạn ghé thăm đa số đều hiển thị các loại quảng cáo trên đó. Mỗi trang có cách thức hiển thị quảng cáo khác nhau và làm cho bạn thắc măc “Đó là loại quảng cáo gì và kiếm tiền từ nó như thế nào?”. Thật ra, đó là các hiển thị của các hệ thống quảng cáo trực tuyến khác nhau trên thế giới online. Nhưng xét về tổng thể chúng cũng chỉ bao gồm một trong 4 loại cơ bản: Direct Ads, CPM, CPC, CPA Lựa chọn hệ thống quảng cáo nào và kiếm tiền từ nó như thế nào là lựa chọn riêng của mỗi người. Nhưng trước hết bạn cần hiểu rõ về các khái niệm này để lựa chọn loại quảng cáo hiển thị phù hợp nhất với blog của bạn. Vậy chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu một cách giản đơn nhất các khái niệm này.


Bạn là một blogger hay một webmaster, có một trong blog hay web nhỏ nhưng muốn kiếm thu nhập ít nhiều mà không mất công sức (ít hay nhiều phụ thuộc vào lượt truy cập mỗi ngày vào trang của bạn). Trước hết bạn phải biết được các thuật ngữ quảng cáo sau đây:
  • CPM (Cost per Million hay Cost per thousand Impressions): là loại quảng cáo trả theo số lần hiển thị, cụ thể là 1000 lần. Ví dụ: giá CPM = $1, tức là nếu quảng cáo đó được hiển thị hay được xem 1000 lần thì bạn sẽ được trả $1.
  • CPC (Cost per Click): là loại quảng cáo trả tiền theo số lần click vào quảng cáo đó. Số tiền bạn kiếm được phụ thuộc vào số lượng click. Ví dụ: giá cho mỗi click là $1. Nếu có 100 click vào quảng cáo thì bạn sẽ được $100. Càng có nhiều click thì bạn càng được nhiều tiền.
  • CPA (Cost per Action): là loại quảng cáo trả tiền khi người đọc click vào quảng cáo và thực hiện một hay một số hành vi mà nhà quảng cáo quy định. Hành vi đơn giản nhất có thể là: đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể là dùng thử sản phẩm, v.v. và cao nhất là mua hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán.
  • CPL (Cost per Lead), CPS (Cost per Sales): cũng tương tự như CPA, nhưng đây là loại quảng cáo chuyên giới thiệu để bán sản phẩm, do vậy người đọc click vào quảng cáo và phải mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới nhận được tiền quảng cáo hoặc hoa hồng giới thiệu bán hàng. CPA, CPL và CPS là những hình thức quảng cáo yêu cầu cao hơn CPC và CPM, nhưng số tiền bạn thu được cũng cao hơn rất nhiều.
  • CTR phần trăm kick quảng cáo trên số lần   hiển thị quảng cáo

 Tất cả các quảng cáo này trang mình giới thiệu  phải đạt yêu cầu sau:
 _ Không hiện popup tùy tiện " tự mình có quyền điều chỉnh popup, có hoặc không chạy popup là tùy bạn". Tránh gây phiền phức cho người dùng web
 _Có uy tín và thanh khoản thấp, chất lượng chi phí quảng cáo cao
_ Hỗ trợ thanh toán qua paypal và một số web khác

Mọi thắc mắc sẽ gửi qua facebook nhé





Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tẩy chay hàng hóa và các chất đọc hại của Trung Quốc " I love you Việt Nam kêu gọi "

Made in China

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.



Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.
Sự quyến rũ chết người
Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.
Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.
Thương lái Trung Quốc hoành hành - đâu là bộ mặt thật?
Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Trung Quốc
Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…
Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.
Đầu độc người dân Việt Nam
Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).
Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.
Thủ đoạn kinh doanh
Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.
Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.
Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.
Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc
Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi. T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.
TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế
Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc. Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.
Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?
Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.
Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?
Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.
Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?
Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.
Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh. Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.
Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?
Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.





I love you ViệtNam




guitar

     Từ khi sinh ra và lớn lên, được đi một số nơi, được biết một số thứ ,được ngắm nhìn những ngôi nhà chọc trời, cùng như cảnh đẹp thơ mộng ở nơi khác mà tôi đã tới ... tôi đã thật sự bị cuốn hút về cảnh đẹp và con người nơi đó. Còn Việt Namchúng ta thì ? Lúc đó tôi kết luật một cấu trắng trơn rằng đất nước ta chẳng có cái gi` ngoài khói bụi và ô nhiễm không khí. Nhìn những còn đường tầu vượt trên không của Nhật Bản hay những cảnh đẹp lãng mạng  lên thơ như đất nước Hàn Quốc mà tôi thầm mong Việt Nam ta thầm được như họ. Vì lúc đó còn quá nhỏ hiểu biết kém thấp lên tôi đã có nhưng suy nghĩ như vậy.
 Lớn hơn một chút tôi lại có suy nghĩ thấu đáo hơn về Việt Nam:
      Nằm nước nhiệp đới gió mùa khí hậu nóng ẩm mưa nhiều lên phân chia làm 2 mùa rõ rệt mùa hạ và mùa đông (nhưng theo lịch sẽ có 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông và nhiệt độ thấp nhất khoảng âm 4 độ ở sapa cao nhất là khoảng 40 độ C ở miền Bắc ), có đường dài 3.260km nên diện tích biển thuộc chủ quyền nước và quyền tài phán của nước ta chiếm khoảng 1.000.000 km2 biển Đông. Là một quốc gia nhiệt đới  cộng với địa hình đa dạng trong đó đồi núi chiềm 3/4 diện tích địa hình còn lại 1/4 là đồng bằng ( nơi cao nhất Việt Nam là đỉnh Phan Xi Păng 3.143m được mạnh danh là nóc nhà Đông Dương,  thấp nhất là ĐBS Cửu Long và mọi vị trí ở đây không cao hơn 3 mét so với mực nước biển. Cộng với việc phận hóa khí hậu từ Bắc vào Nam lên Việt Nam được chia là 3 niềm Bắc-Trung-Nam cùng với trên 54 dẫn tộc anh em. Nên cảnh đẹ, văn hóa nước ta rất đa dạng.
Cảnh: có núi đá, trung du, đồng bằng lên có đồi núi cao nguyên rừng già thậm chí cả đồi cát sa mạc động nhất tịa Bình Thuận và thỉnh thoảng có tuyết ở Sapa. Văn hóa:  54 dẫn tộc tạo lên nền văn hóa và tôn giáo rất đa dạng như: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Đao giáo, Công giáo, Hồi giáo.. Nhưng phần lớn đa số người dân Việt Nam coi mình là không tôn giáo ( tôn giáo không) mặc dù chúng ta đều đến địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên" Uống nước nhớ nguồn".
    Khoáng sản và sản vật Việt Nam càng phong phú. Nằm ở nước nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, năng nóng. Không có băng tuyết bao phủ vào mùa đông hay, nóng gắt như xa mạc vào mùa hè nên sản vệt nước ta rất đa dạng. Trải qua nhiều đợt kiến tạo nên diện tích nước ta 3/4 đồi núi ( khoáng sản đa rạng và nhiều ) Không những có các loại khoáng sản quý như vàng, bạc, sắt, thiếc, đồng... Việt Nam ta còn có kim loại hiếm để phục ngành công nghệ cao. Theo khảo sát năm 1960 của Mỹ Việt Nam đứng thứ 4 về trữ lượng kim loại quý trên thế giới. Có địa hình kiến tạo chắc chắn lên Việt Nam ta không có động đất hay sóng thần. Có chăng chỉ vài dư  chấn nhỏ trong khoảng vài giây. So với Trung Quốc hay Nhật Bản ... Việt Nam là một số nước may mắn.
   Kết Luật : Việt Nam là một nước có vị trí địa lý thuật nợi, khí hậu ôn hòa, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có truyền thống lịch sử lâu đời trên 4000 năm dựng nước với 54 dân tộc anh em nên bản sắc đậm đà. Con người Việt Nam không những có truyền thống tốt đẹp như các dân tộc khác trên thế giới mà còn phát huy hơn họ. Cụ thể là trải qua trên 4000 năm xây dựng và giữ nước chưa một kẻ thù nào mà ta chưa vượt qua, thống nhất đât nước. 
  Vậy mà sao Việt Nam so với các nước khác có điều kiện khó khăn hơn lại yếu thế như vậy. Tất cả là do ý thức con người Việt Nam đã bị kinh tế thị trường làm biến đổi. Mà nguyên nhẫn sâu xa hơn là  do bộ máy quan liêu, bảo thủ với luật pháp và việc thực thi luật pháp chưa được nghiêm minh ( bao nhiêu vụ tham nhũng được phát hiện, và bao nhiêu người trốn thoát. Thậm trí khi phát hiện bao nhiêu vụ bị xử lý triệt để hay lại khiển trắch cho về hưu).Theo thế giới năm 2012 Việt Nam xếp thứ 123/176, nước anh em Lào 160/176 và thua các nước trong khu vực như ASEAN  indonesia, Philippines, Thailand. Với tinh hình chính trị diễn biến không phức tạp mà Việt Nam vẫn bị tụt hạng. Với bộ máy quan liêu, thiếu minh bạch và tham nhũng như vậy khiến hai nghành nhân sinh: y tế, giáo dục cũng bị đem ra là để chụp lợi làm giầu. Bác sỹ nhận phong bì, kê khống đơn thuốc. Giáo dục thì theo chạy theo thành tích  và cũng thị trường hóa bằng việc chạy, mua điểm, mua bằng, học thêm rồi những khoản tiền xã hội hóa ủng hộ vô lý mà mấy thầy cô làm hiệu trưởng đề ra. Dẫn đếm niềm tin của người Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng. Hàng năm nhà nước chúng ta đầu tư cho ý tế hàng nghìn tỷ đồng nhưng đề trở thành lãng phí( tất cả là do bộ máy quan liêu).Vậy con em chúng ta hàng ngày tiếp xúc với môi trường như vậy khi lớn lên chúng sẽ ra sao? Sẽ trở thành con người ý thức kém thậm trí thiếu đạo đức.  Điển hình là nét văn hóa tâm linh đẹp như đi lễ chùa đầu năm của người Việt ta đã bị biến tướng như thế nào? Người đi chùa chen lấn, giãm đạp lên nhau thậm chí đánh cãi nhau, văng tục nơi của chùa thanh tịnh. Bên cạnh đó còn việc quản lý các di tích lỏng lẻo lên xuất hiện các hiện tượng kinh doanh lừa đảo mùa lễ hội.( ban quản lý di tích nhắm mắt làm ngơ thậm chí tiếp tay bảo kê cho các dịch vụ này) dẫn tới tình trạng xuống cấp các di tích, cảnh đẹp nước ta. Khác du lịch nước ngoài sang Việt Namvì  học được biết Việt Nam qua báo trí truyền thông và một đi không trở lại. Tất cả là do ý thức người Việt Nam và chính bộ máy quan liêu, thiếu minh bạch đã làm và tạo lên điều đó. Vậy để thay đổi ý thức con người Việt Nam ta cần làm trong sạch đôi ngũ lãnh đạo đặc thù hai ngành giáo dục và y tế để lấy lại niềm tin cho nhân dẫn, lấy lại niềm tự tôn ý dân tộc, nêu cao ý thức  của người Việt Nam. Có ý thức người Việt Namsẽ có tất cả. Có cảnh đẹp thiên nhiên như mộng, có tòa nhà chọc trời, lấy lại những thứ đáng lẽ thuộc về chúng ta và giữ và bảo vệ những thứ chúng ta đang có thông qua niềm tin giáo dục và y tế ( hai ngành mật thiết đến ý thức của người Việt Nam). Đến bao giờ người Việt Nam đi bệnh viện không phải bồi dưỡng phong bì cho bác sĩ, hay thầy cô  giáo tận tâm với học trò, nhà trường không ép học sinh viết đơn xin học thêm hay tìm mọi cánh thu tiền để kiếm phần trăm bỏ túi kiếm phần trăm... Ngay từ trong trứng nước chúng ta đã không mất đi niềm tin, đạo đức thì ý thức con người Việt Nam sẽ khác.
 Blog này sẽ khơi dậy cho chúng ta  niềm tự tôn dân tộc, sống khỏe và có ý thức hơn đấy chính là chúng ta đã ghóp phần xây dựng đất nước. Nói không với thói xấu.
          Tôi sẽ viết lên những cảnh đẹp Việt Nam những truyền thống con người Việt Nam. Qua đó tôi đã thể hiện tình yêu cảu mình
Mình là người Việt Nam phải yêu thương và bảo vệ Việt Nam. Bạn hãy cùng tôi nhé
 guitar

I love you Viêt Nam, chơi guitar, piano, no made in china, sheef nhạc, hợp âm guitar, sống khỏe,  sống có ích, làm sừa chua, bánh cake

Việt nam của tôi
Học guitar online

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Phản đối tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay phản đối mạnh mẽ việc tàu Trung Quốc đâm một tàu cá của Việt Nam, trong khi đại diện của Bộ đã trao công hàm phản đối cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc.

Ngày 20/5, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi cùng 15 ngư dân đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đã bị các tàu của Trung Quốc ngăn cản.

Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá QNg 90917 TS gây hỏng mạn tàu, đe dọa tính mạng của ngư dân trên tàu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm nay đã cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự việc nói trên.

“Ngay sau khi có xác minh của các cơ quan chức năng, ngày 26/5/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của các tàu Trung Quốc", ông Nghị cho biết trong thông cáo của Bộ Ngoại giao.

"Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này cũng đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp thêm tình hình trên biển", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc các hành vi của các tàu nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam, và không để tái diễn các vụ việc tương tự", ông Nghị nhấn mạnh.
Trung Quốc liên tục có các hành động và tuyên bố vi phạm chủ quyền các đảo và vùng nước của Việt Nam trên Biển Đông. Nước này mới đây ra lệnh cấm đánh bắt có thời hạn áp dụng cả trên các vùng nước của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như đại diện nghề cá đã kịch liệt phản đối lệnh này.
Một đội tàu đánh cá và hậu cần của Trung Quốc đầu tháng này đã triển khai tới các đảo tại Trường Sa của Việt Nam. Tin từ Manila cho hay tàu chính phủ Trung Quốc cũng đã xâm phạm tới bãi cạn Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa, nơi Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
An ninh hàng hải và tranh chấp chủ quyền Biển Đông dự kiến sẽ là chủ đề quan trọng được bàn thảo tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh quan trọng bậc nhất châu Á, sẽ khai mạc 31/5 này.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Hướng dẫn đi về phía mặt trời




ĐI VỀ PHÍA CHÂN TRỜI
Intro: E5 B5/D#, Cm7, chạy nốt G# rồi về E5, B5/D#, Cm7, Asus4, B5.
1. (E5) Đi lang thang trong sương (B5/D#)sớm lắng nghe tiếng chim (Cm7) chạy bass G ...
(E5) Chân phiêu du theo cơn (B5/D#) gió núi cao vấn vương (Am7) chạy bas G# về F#
(Asus2) Những con đường mù sương sớm mai (B5)
(G#m7) Lặng lẽ những bước chân đêm dài (Cm7) chạy bass G#,F#, A
(Asus4) Gần bên nhau 
Rồi sương đêm sẽ tan (B) B7...
ĐK: 
(E) Và anh (E) sẽ đưa em đến nơi chân trời (B)
Bầu trời (A) cao, ngàn vì sao sáng ngời (Cm7)
Một thời (A) sẽ nhớ mãi tháng năm tuổi xanh này (E)
Đỉnh cao (F#m7) kia ta đã vượt qua (B)
Mình bên nhau đi qua biết bao cung đường
Hoàng hôn buông, lặng nhìn mây cuối rừng 
Để rồi sẽ nhớ mãi, sẽ nhớ mãi 
Những phút giây...(B)
Gần bên nhau...(E)
.
ĐOẠN lên TONE (giọng F)
ĐK: 
(F) Và anh sẽ đưa em đến nơi ngút ngàn (C )
Ruộng bậc thang (Gm), một trời lúa chín vàng (Dm)
Một thời (Bb) sẽ nhớ mãi phút giây thần tiên này (F)
(Gm)Tuổi thanh xuân ta đã ở đây! (C)

Mình bên nhau đi qua biết bao cung đường
Hoàng hôn buông, nhuộm hồng mây cuối rừng
Để rồi (Bb) sẽ nhớ mãi nhé, (Bb) sẽ nhớ mãi
Những phút giây (C) ...Gần bên nhau... (G)

CHÚ Ý:
E5: Bấm như E ở ngăn cao, nhưng chỉ giữ nốt 1 và 5
Tương tự với B5

Version giọng ĐÔ trưởng (kep capo ngăn 4)
ĐI VỀ PHÍA CHÂN TRỜI

Intro: C, G/B, Am7, chạy nốt G rồi về C, G/B, Am7, F, G7.

1. (C) Đi lang thang trong sương (G/B)sớm lắng nghe tiếng chim (Am7) chạy bass G ...
(C) Chân phiêu du theo cơn (G/B) gió núi cao vấn vương (Am7) chạy bas G về F
(F) Những con đường mù sương sớm mai (G)
(E7) Lặng lẽ những bước chân đêm dài (Am7) chạy bass E,G,F
(F) Gần bên nhau 
Rồi sương đêm sẽ tan (G) G7...

2. Nghe xôn xao trên lưng dốc nắng theo gót chân 
Cây đơn côi trong thung lũng bóng in tháng năm 
Những con đèo trùng mây uốn quanh 
Mùi lá ấp ôm hương rừng 
Làn mây trôi, về nơi bình minh đang tới...

ĐK: 
(C) Và anh (C) sẽ đưa em đến nơi chân trời (G)
Bầu trời (F) cao, ngàn vì sao sáng ngời (Am7)
Một thời (F) sẽ nhớ mãi tháng năm tuổi xanh này (C)
Đỉnh cao (Dm7) kia ta đã vượt qua (G)

Mình bên nhau đi qua biết bao cung đường
Hoàng hôn buông, lặng nhìn mây cuối rừng 
Để rồi sẽ nhớ mãi, sẽ nhớ mãi 
Những phút giây...(G)
Gần bên nhau...(C)


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...