Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

'Sếp công ích' lương khủng: Cư dân mạng 'khẩu chiến'

(VTC News) - Việc lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích tại TP.HCM nhận lương tiền tỷ đang gây bão dư luận trong những ngày gần đây.
Gần đây, dư luận dậy sóng khi biết mức lương của giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP HCM là 2,6 tỷ đồng/năm – cao gấp 41 lần lương người lao động. Ngoài ra, lương của chủ tịch Hội đồng Thành viên công ty này là 1,6 tỷ đồng/năm; lương của giám đốc Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng 2,2 tỷ đồng/năm, Chủ tịch Hội đồng Thành viên 2,4 tỷ đồng/năm... Những con số trên đã khiến hàng triệu người Việt Nam thực sự kinh ngạc. Đắng lòng khi đọ lương còm cõi
Đường phố TP.HCM vẫn ngập lụt liên miên nhưng lãnh đạo của đơn vị chống ngập vẫn lĩnh lương tiền tỷ. (Ảnh: internet)
Đường phố TP.HCM vẫn ngập lụt liên miên nhưng lãnh đạo của đơn vị chống ngập vẫn lĩnh lương tiền tỷ. (Ảnh: internet) 
Chia sẻ trên các diễn đàn, rất nhiều ý kiến độc giả bày tỏ bất bình khi mức thu nhập cao bất thường này lại xuất phát từ việc chi thưởng sai cho đội ngũ quản lý. 
Độc giả Ngô Quang Tuyến viết: “Tôi làm việc ở công ty TNHH một thành viên huyện. Làm việc cả thứ 7+ chủ nhật, đêm, bão… không bao giờ có mặt ở nhà mà lương của tôi bây giờ mới chỉ có: 2,65 * 115000= 3047500 + 900.000 (tiền ăn ca trưa) = 3.947.500 đồng, trừ bảo hiểm xã hội, trừ tiền công đoàn còn lại khoảng 3.500.000 đồng”. Trong khi đó, độc giả Đình Nam cho biết: “Một năm lương của các vị hơn cả đời dạy học của tôi. Ngày nay, giàu nghèo thấy rõ quá”. Độc giả Khanh Nguyen tâm sự: “Mình là công chức nhà nước đã 3 năm rồi, lương 2,9 triệu (đã bao gồm phụ cấp 25%). Nhìn lương các bác ấy mà mình đau lòng quá”. Độc giả Đặng Lịch cho hay: “Tôi là Tiến sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú, Trưởng khoa, giáo viên kiêm nhiệm tại một trường Đại học có tiếng, đã có 36 năm làm việc trong ngành Y tế mà lương cũng chỉ có 12 triệu/tháng”. Cư dân mạng có biệt danh Zi zu chia sẻ: “Tính ra 1 tháng lương của các ông ấy bằng cả 5 năm làm việc không ăn xài của công nhân may giày như chúng tôi (lương chỉ 3,3 triệu đồng/tháng). Thật khủng khiếp!”. Cùng cảnh ngộ, độc giả Hà viết: “Mình ra trường và làm kế toán cho 1 công ty đã được 2 năm mà lương hiện tại của mình giờ cũng chỉ được 4 triệu đồng. Trong khi đó, mình còn phải nuôi con nhỏ, thuê nhà trọ, không biết bao giờ mới khá, mới có chỗ cho những người có thu nhập quá thấp như mình”. Sau hàng loạt sự so sánh “khập khiễng”, hầu hết cư dân mạng đều đi tới một kết luận giống quan điểm của độc giả TNT.  TNT cho rằng, nếu như vị lãnh đạo đó bỏ vốn cá nhân ra kinh doanh thì lương cao nữa cũng kệ. Vấn đề là dùng tiền của Nhà nước, mà tiền của Nhà nước tức là tiền thuế của dân. Không thể vượt khung, vượt sàn lung tung thế được. Một góc nhìn khác Phản pháo lại các quan điểm bị xem là có chút ghen tị của các cư dân mạng trên, thành viên Hùng viết: “Theo tôi thà trả lương cao còn hơn trả thấp để tiêu cực. Làm lãnh đạo công ty tầm cỡ vậy mà lương không bằng nhân viên công ty nước ngoài thì coi sao được?!”. Đồng tình với Hùng, một độc giả có tên Hiền chia sẻ: “Thầy dạy toán cấp 3 của mình thu nhập gần 200 triệu đồng/tháng. Những người này ở vị trí cao như vậy thì thu nhập mức đó có gì lạ đâu. Cũng xứng công sức lao động họ bỏ ra thôi”. Phân tích những phát ngôn của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam về vấn đề này, độc giả Võ Phan Anh viết: “Theo như bộ trưởng Đam nói, tôi đã hiểu vì sao nhân tài ít chịu làm việc tại các cơ quan Nhà nước, hoặc chấp nhận làm, nhưng thu nhập gấp nhiều lần không nhờ vào lương. Trách nhiệm phải đi đôi với quyền lợi. Quy định Nhà nước như vậy thì cần phải thay đổi, thà trả lương cao chứ đừng để xảy ra tham nhũng. Cái cần xác định trong chuyện này là các vị chủ tịch ấy có làm tốt nhiệm vụ của họ hay không, thu nhập như vậy có xứng đáng hay không”. Ủng hộ độc giả Võ Phan Anh, độc giả tên Cường cho rằng, về luật như bộ trưởng nói hoàn toàn chính xác. Nhưng cần xem xét lại tính thực tiễn của nó xem có còn phù hợp không. Là lãnh đạo một công ty, không phân biệt nhà nước hay tư nhân, nếu công ty làm ăn tốt, họ xứng đáng được hưởng mức thu nhập cao như vậy. "Có như thế mới kích thích được người lao động nói chung và các bộ phận lãnh đạo nói riêng làm việc. Với tôi, quan điểm cào bằng là một trong những yếu tố đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam”, độc giả Cường bình luận.
Lương thời vụ của công nhân cây xanh TP.HCM chỉ 3-5 triệu đồng/tháng
Lương thời vụ của công nhân cây xanh TP.HCM chỉ 3-5 triệu đồng/tháng 
Trong khi đó, độc giả Tiến Lê Huỳnh bày tỏ: “Tôi không quan tâm mấy ông đó nhận lương bao nhiêu. Tôi chỉ quan tâm cách lãnh đạo và hiệu quả công việc của họ thôi”. 
Cả Văn Nhã và Minh Châu đều đồng tình với quan điểm: “Những người này có tổng thu nhập cao, nhưng có quyết toán thuế đoàng hoàng. Không quyết toán thuế mới đáng sợ. Còn lương hơn 7 triệu đồng/tháng, nhưng lậu nhiều. Nhiều khi 11 – 12h đêm vẫn thấy họ làm ngoài đường đấy thôi. Quan trọng là Nhà nước thanh tra và có kết luận cuối cùng xem có sai phạm hay không chứ cứ thấy lương cao mà dìm xuống là thua”. Độc giả Lê Đại Nghĩa nhấn mạnh: “Chúng ta nên khuyến khích trả lương cao cho những người xứng đáng, còn những người chỉ biết "há miệng chờ sung", sáng đến cơ quan đọc báo, lướt web, ăn bám vào ngân sách nhà nước thì lương 1 triệu đồng hay 2 triệu đồng cũng là quá cao”. Độc giả Pinpin VietNam viết: “Tóm lại, nếu chỉ nghe thấy người ta có thu nhập, lương cao hơn mình, hơn người và lấy cớ đó là "Doanh nghiệp Nhà nước" nên giật đùng đùng lên, đòi trả bớt lại để đảm bảo "công bằng xã hội" mà không căn cứ vào thực tế, luật pháp là không có tình cũng chả có lý”.  Phải tịch thu và kiểm điểm Một cuộc khẩu chiến nảy lửa đã nổ ra giữa những luồng ý kiến trái chiều của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng, nếu so sánh như độc giả Hùng là khập khiễng vì đó là công ty công ích Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp nước ngoài hay công ty TNHH. “Thầy dạy toán cấp 3 có thu nhập cao thì cũng là thu nhập ngoài (dạy thêm) thôi chứ không phải từ đồng lương hay thưởng từ doanh nghiệp nhà nước. Mà đã là thu nhập ngoài thì xã hội này còn nhiều người có thu nhập khủng hơn nhiều.Làm ơn cũng đừng so sánh với lương nước ngoài vì trình độ, tác phong làm việc khác hẳn nhau. Mặt khác, mặt bằng lương chung ở Việt Nam không cao, nhân sự Việt Nam làm tại Việt Nam dĩ nhiên chịu thiệt thòi hơn", độc giả Hưng phản pháo. “Nước thì liên tục tăng giá, gặp sự cố, đường ngập như sông mỗi khi có mưa, trong khi kinh phí tu sửa không có, phải vận động nhân dân đóng góp. Thế mà doanh nghiệp vẫn có quỹ thưởng hàng tỷ đồng. Căn cứ chia thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp này ở đâu nếu như kết quả công việc của họ không mang lại công ích cho số đông người dân?", một độc giả giấu tên bình luận. “Không chỉ là truy thu, mà cần phải truy tố. Đây rõ ràng là ngân sách cấp xuống, dù tiết kiệm được cũng không thể chia nhau chứ chưa nói đến việc kết quả không thấy đâu mà tiền thì đầy túi”, độc giả Lê Quang Sơn nhấn mạnh. Độc giả Chipheo lại cho rằng, việc cần thiết là xác định xem đã hưởng lương vượt quá quy định bao nhiêu năm chứ không phải chỉ năm nay, đã sai thì cần phải tịch thu và kiểm điểm.

Người lao động bình thường phải làm cả trăm năm
Bạn Nguyễn Văn Thiện tốt nghiệp đại học Sư Phạm, ra trường công tác gần 10 năm. Lương hiện nay đã trừ bảo hiểm và các khoản khác còn lại 2.670.000 đồng/tháng, con số này nhân với 166,6 năm thì mới bằng lương 1 năm của hai vị giám đốc Cty thoát nước và chiếu sáng.
Bạn nói mình cảm thấy ngậm ngùi khi đọc thông tin trên.
Bạn đọc Trần Anh Dũng mong rằng phải có cơ chế giám sát về cách chi trả lương ở các DNNN và các DNNN đã cổ phần hóa hầu như không có. Với phương châm "quyền tự chủ của GĐ và HĐQT" các ông này làm mưa làm gió trên "Thị trường trả công và tuyển dụng" và tự cho mình quyền được hưởng mức lương....trên trời
Bạn đọc Nguyễn Trọng Thuần cho rằng lương GĐ, PGĐ càng cao thì thành phố càng ngập sâu, khi mà đường phố thủ đô cứ mưa là ngập hay chuyện người dân sống quen với cảnh nước ngập đường phố rồi.
Không thể chấp nhận! 
Bạn đọc Nguyễn Minh Hồng lại đặt câu hỏi phải chăng đây mới chỉ là một số phần nổi thôi, còn những phần chìm khác thực sự dân thường còn lâu mới biết !!!!!!
Bạn Tran Tu lại cho rằng, ai cũng thấy đó là mức lương khủng, bất hợp lý nhưng nó đã tồn tại từ lâu. Ở nhiều nơi, khi giao các công ty này cho tư nhân quản lý (dạng CP nhà nước 50%, tư nhân 50% hoặc tương tự) thì số tiền giót vào đây rất lớn, lớn hơn nhiều trước đây mặc dù những chuyển biến về cấp thoát nước, môi trường đô thị thì chuyển biến không nhiều.
Tran Tu còn bức xúc chia sẻ, cần có các cơ quan chức năng cần thanh, kiểm tra triệt để tình trạng này trong cả nước, liệu có vi phạm pháp luật??? Đất nước đang trong giai đoạn khó khăn nhưng sự lãng phí, quan liêu, tham nhũng vẫn rất phổ biến, chỉ khổ dân phải ngày ngày nộp đủ các loại thuế, còn quan chức thì ăn chơi nghênh ngang không cần ý tứ chi hết!!!
Một bạn đọc tự nhận là người lái xe ôm ở Quận 4 (TP.HCM) cho rằng, cần phải tư nhân hóa hết mấy Cty này, nhà nước còn thu được tiền từ thuế. Dân hưởng được dịch vụ chất lượng, mà không phải gồng lưng gánh vác thua lỗ của mấy ông độc quyền này
TRong khi đó:

Lương Thủ tướng 17 triệu đồng/tháng

(Dân trí) - Trả lời câu hỏi về mức lương 200 triệu đồng/tháng của một số lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích ở TPHCM mới được công bố vừa qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định việc chi lương như vậy là sai quy định.Lương Thủ tướng chỉ 17 triệu đồng/tháng

Bộ trưởng Vũ Đức Đam: "Lãnh đạo DNNN nhận lương 200 triệu đồng/tháng là không đúng quy định, cần xử lý".
Nói về cơ chế tiền lương của các viên chức nhà nước làm quản lý trong DNNN, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định việc này trước nay được quản lý rất chặt chẽ. Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 86 về vấn đề này. Năm 2012, Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi. Sau đó, Chính phủ ban hành 2 Nghị định số 50 và 51 vào khoảng giữa năm 2013 quy định chặt chẽ về cách thức hạch toán lương, mức lương của các viên chức quản lý trong DNNN.
Các nghị định này điều chỉnh cụ thể từ mức tập đoàn, tới TCTy, các DNNN khác với mức lương quy định rõ ràng cho các chức danh như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kế toán trưởng… trong mỗi doanh nghiệp. Mức cao nhất áp dụng đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn là 36 triệu đồng/tháng.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định, cuối năm, nếu doanh nghiệp có thành tích kinh doanh tốt, lãi cao có thể thưởng thêm nhưng mức thưởng cũng không thể quá 1,5 lần.
Đối chiếu với việc GĐ Cty TNHH một thành viên Thoát nước TPHCM, GĐ Cty chiếu sáng đô thị TPHCM… nhận lương năm 2012 ở mức 2,2-2,6 tỷ đồng (tức trên dưới 200 triệu đồng/tháng), Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định là không đúng quy định, cần xử lý theo pháp luật.
“Khi báo chí lên tiếng về vụ việc, Chính phủ sẽ có văn bản yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương thực hiện chặt quản lý chế độ tiền lương theo tiêu chuẩn, quy định. Ai sai thì phải xử lý theo quy định” – Bộ trưởng Đam nói rõ.
Với đề nghị so sánh mức lương “khủng” của các lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích ở TPHCM này với lương của người đứng đầu Chính phủ, ông Đam cho biết nguyên tắc chung, lương của các lãnh đạo Đảng, nhà nước được tính theo hệ số lương công chức. Mức lương có hệ số cao nhất trong hệ thống là 14 lần lương cơ bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải người được hưởng mức hệ số cao nhất này.
Kiểm tra lại thông tin cụ thể sau đó, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hệ số 12,5. Cộng tất cả các khoản phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, tổng số lương Thủ tướng nhận mỗi tháng chỉ hơn 17 triệu đồng (đã trừ tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Giấc mơ được ghép thận của một thành viên nhóm Big Toe


(Dân trí) - 22 tuổi là thời gian đẹp nhất đời người, nhưng Đức Công đang đối mặt tương lai màu xám nếu không thay thế quả thận đã chạy máy 6/10 năm cho phép. Ghép thận là cách duy nhất để giữ sự sống cho Công, nhưng đó lại là việc quá sức với gia đình anh.

Đam mê hiphop cháy bỏng, Hoa Đức Công đã lao vào tập luyện và sớm gặt hái thành công với hàng chục giải thưởng trong nước - quốc tế cùng nhóm Big Toe như: Giải nhì Juste Debout 2012 - Singapore; Vô Địch popping - Malaysia; Giải nhì R16 2011- Singapore; Vô địch toàn quốc Vũ Điệu Xanh 2011; Giải nhất Floor Killer 2 (2012) - Việt Nam...
Hoa Đức Công (áo đỏ) đã giành được nhiều danh hiệu trong và ngoài nước
Hoa Đức Công (áo đỏ) đã giành được nhiều danh hiệu trong và ngoài nước
Thành công trên sân khấu là vậy, nhưng ẩn sau nụ cười hồn nhiên của Hoa Đức Công là nỗi bất hạnh khó diễn tả thành lời. Vì bệnh tật của Công, bố mẹ đã bán mét đất cuối cùng để lo chạy chữa duy trì sự sống cho con. Hoa Đức Công, sinh ngày 1/11/1991, hộ khẩu thường trú tại số 35, ngõ 424, phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
Khi sinh ra, Hoa Đức Công phát triển bình thường, tạng người chỉ hơi nhỏ hơn bạn bè cùng lứa. Nhưng ít người nghĩ rằng Công chỉ có 1 quả thận, thay vì 2 quả như những người khác. Phải đến năm 16 tuổi, gia đình Công mới phát hiện ra, lúc này quả thận duy nhất đã bị suy giai đoạn cuối. Từ lúc phát hiện đến nay cứ đều đặn 3 lần/tuần, Công phải tiến hành lọc máu tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.
Kể từ lúc phát hiện ra bệnh tình của Công, những tài sản lớn nhất của gia đình đều “đội nón ra đi”, bố mẹ Công phải cắn răng bán đi chỗ ở duy nhất của gia đình để duy trì sự sống cho con. Bố Công là ông Hoa Văn Dũng, năm nay 50 tuổi, hằng ngày bố Công phải chạy xe ôm để nuôi sống gia đình.
Ít người biết rằng Hoa Đức Công đang duy trì sự sống với duy nhất một quả thật bị suy
Ít người biết rằng Hoa Đức Công đang duy trì sự sống với duy nhất một quả thật bị suy
Trong 2 năm gần đây, sức khỏe của người cha không còn sung sức nên nguồn sinh sống chính của gia đình trông đợi cả vào gánh bán hàng rong của mẹ ở đền Quán Thánh. Từ giữa năm 2012, gia đình Công luôn quay quắt với khó khăn khi tiền thuê nhà liên tục tăng, hàng tháng gia đình vẫn phải chi trả gần 4 triệu đồng cho con đi lọc máu tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Vì quá khó khăn, đôi lúc Công phải giảm bớt số lần đi chạy thận đã được bác sỹ quy định.
Vào lúc sức lao động của bố mẹ bắt đầu đi xuống, bệnh tình của Công lại chuyển sang giai đoạn mới nguy hiểm và phức tạp hơn. Theo các chuyên gia y tế, lọc máu chỉ là biện pháp cầm cự của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Với những người lọc máu chu kì cầm cự chỉ kéo dài được 10 năm, trong khi Công đã lọc máu liên tục 6 năm nên cuộc sống của vũ công này đang bắt đầu bị đe dọa.
Hoa Đức Công chỉ có một giấc mơ được ghép thận để duy trì sự sống
Hoa Đức Công chỉ có một giấc mơ được ghép thận để duy trì sự sống
Nhận xét về tình trạng sức khỏe của Hoa Đức Công, bác sĩ Trần Thanh Thủy, phụ trách điều trị khoa Thận nhân tạo - bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết: Bệnh nhân lọc máu chu kì chỉ có 3 cách: lọc máu chu kì; lọc màng bụng và ghép thận. Ghép thận là biện pháp tốt nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Vì vậy nếu Công có thể ghép thận thì đó là điều tốt nhất.
Theo ước tính, tổng chi phí một ca ghép thận tốn 500 - 700 triệu đồng cho các khoản xét nghiệm cho người hiến và người được hiến trước khi tiến hành ghép thận, chi phí tiến hành ghép thận, chi phí cho người hiến thận, thuốc chống đào thải...
Hoa Đức Công mong nhận được sự hỗ trợ để chống chọi với bệnh tật đang đe dọa
Hoa Đức Công mong nhận được sự hỗ trợ để chống chọi với bệnh tật đang đe dọa
Biết rõ ghép thận là giải pháp tốt nhất để duy trì sự sống cho Công, nhưng vay mượn 500-700 triệu lúc này là nhiệm vụ “không tưởng” với gia đình Công, khi mà cả 4 miệng ăn đều trông cả vào gánh hàng rong của mẹ ở đền Quán Thánh. Trao đổi với PV Dân trí trong căn phòng trọ chật chội thuê tại ngõ 55 phố Hoàng Hoa Thám, vũ công Hoa Đức Công tâm sự:
“Điều tôi sợ nhất là ngày nào đó sẽ đột ngột rời xa hiphop, một buổi sáng nào đó không còn được nhìn thấy bạn bè và người thân. Tôi biết bố mẹ rất thương tôi, nhưng hoàn cảnh gia đình lúc này ăn còn chưa đủ thì làm sao tôi dám nghĩ đến việc thay thận. Tôi mới 22 tuổi, độ tuổi được xem như khởi đầu cho những giấc mơ và hoài bão của một con người. Tôi khao khát được thay thận để tiếp tục cống hiến cho hiphop, nhưng với hoàn cảnh của gia đình tôi hiện nay thì đây mãi là giấc mơ xa vời”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 966: Anh Hoa Đức Công, hiện ở trọ tại nhà 15, ngách 24, ngõ 55, phố Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, Hà Nội.
ĐT: 0916.605.385
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
Thành Vinh

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Ý NGHĨA VÀ CÁCH CHỌN NHẪN CHO CÁC NGÓN TAY.


ĐEO NHẪN Ở NGÓN TAY NÀO

Bàn tay chúng ta có 10 ngón, đồng nghĩa với 10 vị trí đeo nhẫn khác nhau. Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi nên đặt nhẫn ở ngón nào chưa?
Trang Sức Bạc Đẹp xin trả lời câu hỏi giúp bạn. 



Đầu tiên, chúng ta hãy cùng thống nhất về tên gọi các ngón tay.

1: Ngón cái.
2: Ngón trỏ.
3: Ngón giữa.
4: Ngón áp út.
5: Ngón út.





1: Đeo nhẫn ngón cái.

            Ngón cái là yếu tố quang trọng nhất của bàn tay. Một mình ngón cái đóng vai trò như một bên cọng kìm, giúp chúng ta cầm nắm được mọi vật thật chắc. Chính vì thế ngón cái biểu trưng cho sức mạnh. Đôi khi bạn vẫn hay dùng ngón cái chỉ vào ngực và nói lên: Chính là tôi đấy! hay mỗi khi bạn thành công, bạn đều giơ ngón cái lên trời, hét lên: I Dit it, tôi đã thành công rồi…
            Cũng vì thế mà nhẫn phù hợp với “ngón tay sức mạnh” thường là nhẫn to, trông khỏe khoắn và hầm hố nhất. 

2: Đeo nhẫn ngón trỏ.


Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi bạn chỉ trích con cái hay ra lệnh cấp dưới làm điều gì đó, bạn thường chỉ ngón tay trỏ vào đối phương. Chính vì vậy ngón trỏ đóng vai trò là ngón tay quyền lực. Khi đeo nhẫn ngón trỏ, thường bạn sẽ thấy tự tin và tham vọng hơn. Đeo nhẫn ngón trỏ cũng là một cách chứng minh bạn là người có năng lực giải quyết mọi việc.
            Nhẫn thích hợp với ngón trỏ thường là các nhẫn đơn giản nhưng sắc sảo.

3: Đeo nhẫn ngón giữa.


            Ngón giữa cũng là ngón dài nhất, nó như biểu tượng của một kỉ lục cao để chúng ta cố gắng phấn đấu vươn tới. Đôi khi trên phim, hay trên các chương trình thể thao, các bạn có thể bắt gặp hành động giơ ngón tay giữa lên trời, đó như là một cách thách thức, kiểu như: đố anh làm được như tôi đấy...



            Đeo nhẫn ngón giữa đồng nghĩa với việc bạn đang cố gắng làm một việc gì đó. Cố gắng thi đỗ đại học, hay cố gắng cưa cẩm một cô nàng. 

4: Đeo nhẫn ngón áp út.

            Ngón áp út là ngón được phân bố thần kinh nhiều nhất và theo y học thì ngón áp út có mạch máu chạy thẳng lên động mạnh của tim. Minh chứng cho việc đó là khi đi viện, các bác sĩ thường lấy kim chọc thẳng vào đầu ngón áp út để chích lấy máu xét nghiệm. Cũng chính vì thế nên ngón áp út là ngón biểu tượng cho tình yêu, tượng trưng cho sự trọn vẹn, vĩnh hằng. Thường thì mọi người đeo nhẫn ở ngón áp út bên bàn tay trái, vì họ cho rằng tay trái gần tim và tránh bất tiện trong công việc hằng ngày: viết, bắt tay…
            Nhẫn cho ngón áp út thường là nhẫn đôi, nhẫn cưới. Hãy thận trọng trong việc đeo nhẫn ngón này vì khi bạn chưa có “ý chung nhân” mà đeo nhẫn ngón áp út thì đi ra ngoài thì không có chàng nào “ hỏi thăm “ bạn đâu.                         

5: Đeo nhẫn ngón út.

            Cân bằng với ngón tay sức mạnh ( ngón cái ) là ngón út. Ngón út – ngón của yếu đuối mong manh nhưng không thể thiếu được. Mọi người vẫn thường bảo lời nói gió bay, nhưng ai cũng muốn được nghe lời hứa, lời thế. Chính vì thế ngón út thường được minh chứng cho sự đảm bảo. Đeo nhẫn ngón út có thể là bạn đang mang một lời hứa: không yêu ai, hay không kết hôn,.. đeo nhẫn ngón út cũng là cách mà các bạn trẻ chứng minh cho trinh tiết của mình.
   

Bên dưới đây thêm một cách giải thích khác cũng rất thú vị và thuyết phục về lý do mọi người

                                                                                             đeo nhẫn đôi, nhẫn cưới ở ngón áp út.

           Ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.
Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay.
           Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn, vì một ngày nào đó cha mẹ cũng sẽ rời xa bạn. Anh em bạn cũng thế, họ sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn để lo liệu cho cuộc sống của mình. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ dựng vợ gả chồng và tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
          Thế còn ngón áp út thì sao? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Đó là bởi bạn cùng người bạn đời của bạn được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời, cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.
         Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn đôi, nhẫn cưới ở ngón áp út.

deo nhan doi, nhan cuoi o ngon tay nao
Hy vọng bài viết trên bổ ích với quý khách hàng!

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Dai dẳng nỗi đau da cam

Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng đến hôm nay, vẫn có những bậc làm cha, làm mẹ vô tình bị phơi nhiễm chất độc da cam mà sinh ra những người con dị dạng. Nỗi đau ấy đến bao giờ mới nguôi ngoai!
Nhẹ nhàng đỡ con ngồi dậy, rồi chậm rãi cho con uống nước, "Con ngoan, con uống nước nào" - người cha đã "độc thoại" với cô con gái nhiễm chất độc da cam bị bại não như thế suốt 30 năm qua. Ông là Nguyễn Hữu Diên (SN 1952, ở quận 5, TP HCM), từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn những năm 1970. Như nhiều thanh niên Sài Gòn lúc bấy giờ, ông tham gia lực lượng thanh niên xung phong để góp phần làm hồi sinh những "vùng đất chết" sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Đau lòng nhìn con khổ
Ông Diên kể khi đặt chân đến Chiến khu D ở Đông Nam Bộ, ông thấy cây cối tự nhiên ngấm cháy. Xung quanh có nhiều thùng đựng nước màu vàng. "Hồi đó, không ai biết đó là hiện tượng gì, không biết do đâu. Không ngờ, tôi đã bị nhiễm chất độc này nhưng đau đớn hơn, đứa con gái đầu lòng của tôi cũng phải gánh chịu nỗi đau này" - ông Diên nghẹn ngào. Kể lại giây phút con gái vừa lọt lòng, bà Nguyễn Thị Kim Phượng, vợ ông, đau đớn: "Nhìn đứa con gái vừa sinh ra với hình hài không bình thường, tôi như chết ngất. Lúc đó tôi nghĩ chắc kiếp trước mình làm chuyện ác nên bây giờ con mình bị quả báo". Tiếp sau đó là chuỗi ngày tháng bà Phượng sống trong đau khổ và luôn tự dằn vặt mình. Mãi sau này, biết con mình bị nhiễm chất độc da cam, bà mới nguôi ngoai. "Hồi đó, có người khuyên vợ chồng tôi nên bán nội tạng con nhưng làm cha, làm mẹ sao lại bán khúc ruột của mình dù nó có làm mình đau" - ông Diên nói trong nước mắt.
Dai dẳng nỗi đau da cam, Tin tức trong ngày, nhiem chat doc da cam, tat nguyen, linh, linh trinh sat, chien truong, chat doc da cam, dioxin, di chung cua chat doc da cam, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Anh Lê Văn Lợi liệt toàn thân do bị truyền nhiễm chất độc da cam từ người cha Lê Thanh Cần
Tham gia chiến đấu khắp miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh không những cướp đi vĩnh viễn đôi mắt của ông Lê Thanh Cần (SN 1942, ở huyện Củ Chi, TP HCM) mà còn gieo vào ông nỗi đau dai dẳng do bị nhiễm chất độc da cam. Nỗi đau tiếp tục nỗi đau khi người con trai của ông là anh Lê Văn Lợi bị liệt toàn thân do truyền nhiễm chất độc da cam từ cha. Nhìn đứa con 35 tuổi, thân hình teo tóp, nằm bất động, đôi mắt lúc nào cũng đờ đẫn, ngây dại, ông Cần rưng rưng: "Mỗi khi nghĩ đến tương lai của con là tôi không cầm được nước mắt. Mình khổ thì không sao nhưng do mình mà con khổ thì đau lòng lắm". Hiện tại, gia đình ông Cần sống bằng thu nhập ít ỏi từ nghề đan lát và một ít hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức xã hội.
Dai dẳng nỗi đau da cam, Tin tức trong ngày, nhiem chat doc da cam, tat nguyen, linh, linh trinh sat, chien truong, chat doc da cam, dioxin, di chung cua chat doc da cam, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Ông Nguyễn Hữu Diên chăm sóc con gái bị bại não do nhiễm chất độc da cam
Là người khổ nhất trong những người đau khổ

Dùng chiếc dây nón lá che gần hết khuôn mặt dị dạng, chị Võ Thị Mỹ Duyên (quận 6, TP HCM) mới dám bước ra đường bán vé số. Năm nay 38 tuổi nhưng cơ thể chị như một đứa trẻ học lớp 5. Mẹ chị Duyên kể: Trước đây, ba cháu đi bộ đội và bị nhiễm chất độc da cam lúc nào không hay. Lúc mới sinh ra, cháu bình thường như những đứa trẻ khác nhưng càng lớn, cháu càng chậm phát triển. Rồi đến năm lên 7, mặt cháu đột nhiên bị biến dạng. "Nhìn con gái đã gần 40 tuổi mà vẫn thui thủi đi về một mình, người làm mẹ ai mà không xót. Do mặc cảm, đi bán vé số xong, cháu về nhà, không đi đâu chơi. Thỉnh thoảng bắt gặp ánh mắt cháu hướng về những phụ nữ trong xóm, tôi chạnh lòng biết bao" - mẹ chị Duyên tâm sự.
Ông Lê Quang Minh, Giám đốc quản lý Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam TP HCM, tâm sự nạn nhân chất độc da cam đang phải chịu đựng nỗi đau tột cùng về thể xác và tinh thần. Họ là những người nghèo nhất trong số những người nghèo, những người đau khổ nhất trong số những người đau khổ. Tuy mang trong người nỗi đau bệnh tật nhưng với truyền thống của người lính, họ luôn sống lạc quan, vượt khó để vươn lên trong cuộc sống. Trong 6 năm qua, Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam TP HCM đã huy động được nhiều nguồn lực chăm lo cho nạn nhân da cam bằng nhiều hình thức như trợ cấp thường xuyên, trợ vốn sản xuất, khám sức khỏe, trao tặng nhà tình thương, trao sổ tiết kiệm, tặng học bổng Chữ thập đỏ, dạy nghề... để phần nào xoa dịu nỗi đau.
Hướng đến nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Nhân kỷ niệm 52 năm ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (10/8/1961-10/8/2013), sáng 9/8, tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Nhà Văn hóa Phụ nữ TP HCM đã diễn ra triển lãm ảnh chủ đề "Hành trình Cam" với những hình ảnh đời thường, sự mất mát và nghị lực vượt lên của nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Sáng 10/8, 1.500 người đi bộ đồng hành vì công lý cho nạn nhân chất độc da cam. Ngoài ra, Đài Truyền hình TP HCM thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp Ân tình làng Cam nhằm kêu gọi cá nhân, tổ chức góp sức xây dựng trung tâm nuôi dưỡng, điều trị và dạy nghề cho nạn nhân, con em nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Hiện TP HCM có khoảng 20.000 nạn nhân bị phơi nhiễm và nhiễm chất độc da cam/dioxin; trong đó người bị dị tật, dị dạng, mất khả năng tự lực sinh hoạt khoảng 5.000 người.
Theo Phan Anh (Người Lao Động)

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Thanh niên nghiêm túc phát động chiến dịch nghiêm túc 2012-2013

Chưa thoát khỏi lạm phát năm 2010 ngay sau đó vụ tham nhũng   Vinashin:" Thảm họa đất nước từ những con tàu ma" đã làm cho người dân mất niềm tin vào Nhà  Nước. Nay lại thêm những sự việc đắng tiếc xẩy ra đã được chính http://vtv.vn/ đưa tin

Y tế cùng giáo dục ghóp phần gây bão Việt Nam 2012-2013 " Một năm Kinh Tế Buồn"



Y Tế:

Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến





Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến

Ngày sinh: 1/8/1959.

Quê quán: Hà Tĩnh.

Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa.

Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết Khóa X, Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI.

Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII.

10/1982-12/1986: Bác sỹ nội trú, trợ lý giảng dạy, cán bộ giảng dạy Đại học Y Hà Nội.

1/1987-5/1993: Nghiên cứu viên Phòng Dịch tễ, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.

5/1993 – 11/1998: Phó Trưởng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Dịch tễ học thực địa Pháp, Hội viên Hội Y học nhiệt đới Hoa Kỳ.

11/1998-2/2007: Nghiên cứu viên, Phó Viện trưởng, rồi Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh cộng đồng, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Trưởng Ban điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết, Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS khu vực phía Nam, Phó Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ sở Bộ Y tế.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2/2007 đến nay: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế. Đại biểu Quốc hội Khóa XII. Bí thư Đảng ủy Cơ quan Bộ Y tế. Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế. Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh cộng đồng và Y đức xã hội học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Đại biểu Quốc hội Khóa XIII.
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Y tế.

Giáo dục:


Vụ quay cóp trong thi cử ở trường THPT dân lập Đồi Ngô, Bắc Giang: 42 cán bộ, giáo viên bị kỷ luật năm 2012

Dễ như... mua bằng đại học trên mạng

Mua bán bằng ĐH, thạc sĩ: “Không thật không lấy tiền”

Học giả, cấp bằng thật" tràn lan

Bộ Giáo dục giải thích chuyện 'tốt nghiệp cao, cắt thi đua

Xuất hiên video giám thị làm ngơ cho thí sinh quay cóp năm 2013



Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận





Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phạm Vũ Luận

Sinh ngày: 1/8/1955.

Quê quán: Hà Nội.

Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ.

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII.

3/1976-10/1983: Giảng viên Khoa Kinh tế Thương mại, Trường Đại học Thương mại.

10/1983-10/1987: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Thương mại Kiev, Liên Xô.

10/1987-2/1998: Giảng viên, rồi Trưởng bộ môn Kinh tế Thương mại kiêm Phó Trưởng khoa, Trường Đại học Thương mại.

3/1998-6/2004: Phó Hiệu trưởng, rồi Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Đại học Thương mại.

6/2004-4/2010: Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4/2010-6/2010: Thứ trưởng Thường trực điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6/2010 đến nay: Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ghóp phần đó là những tin tức khác như:

Chi 155 tỷ đồng cho nhà thầu: Ngân sách đang phải đền oan?


Mình chỉ tổng hợp  lại những tin tức còn các bạn tự đánh giá nhé.Nhưng theo mình năm 2012-2013 là một năm kinh tế buồn. Mình cũng buồn



Thanh Niêm nghiêm túc yêu cầu Các Cơ Quan, Nhà nước, Các vị lãnh đạo phải nghiêm túc




Hãy làm việc và cống hiến nghiêm túc:





Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...