Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hướng dẫn guitar Dạy Học Guitar] [Đệm Hát] - Lặng Thầm Một Tình Yêu / Thanh Bùi ft Hồ Ngọc Hà





Khi nắng [C#m9] phai nhạt cuối [C#m9/A] sân
Tim [Esus2] nghe nao nao trong lòng rất [B] nhớ em
Em hỡi [C#m9] ! Khi lòng trót [C#m9/A] yêu
Đêm [Esus2] trong cô đơn là lúc [B] dạt dào
Ngàn tin yêu [C#m9], người yêu ơi [C#m9/A]
Rằng trong tim [Esus2] yêu em lòng ko phai [B]
Tình đôi ta [C#m9] nguyện mai sau [C#m9/A]
Người yêu ơi [Esus2] một lòng không phai [B]
* Điệp Khúc :
Lòng muốn nói [C#m9] rằng hết kiếp [C#m9/A]
Thề sẽ mãi [Esus2] yêu trọn đời không hề đổi [B] thay
Tình khó nói [C#m9] , nhiều sóng gió [C#m9/A]
Nào biết trước [Esus2] trên đường đời bao điều đổi [B] thay
Tình là chi [C#m9] , đời là chi [C#m9/A] sao [Esus2] toàn buồn đau [B]
Tình sẽ chết [C#m9], đời sẽ hết [C#m9/A]
Buồn chất ngất [Esus2] khi cuộc tình mang nhiều đắng [B] cay
* Phân Khúc 2 : (Hợp âm tương tự phân khúc 1)
Bao tháng năm dần mãi trôi
Tình yêu đôi ta đang vào cõi hư vô
Yêu em (mãi yêu em) sao nhiều trái ngang
Tình yêu em trao tôi làm con tim chơi vơi
Ngàn tin yêu, người tôi yêu hỡi
Rằng trong tim yêu em nồng say
Giờ đôi ta tình đã hết
Lời chia tay lạnh lùng phôi phai

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

53 quán ăn, cửa hàng Hà Nội ưu đãi người đi xe đạp


53 quán ăn, cửa hàng Hà Nội ưu đãi người đi xe đạp

Anh Guim Valls Teruel và các tình nguyện viên nói về chiến dịch "Bạn đạp xe giúp Hà Nội". (Ảnh: Quỳnh Trang/Vietnam+)
Từ hơn một năm nay, người Hà Nội tấp nập đi xe đạp dạo phố, đến công sở. Để phong trào này không chỉ là "mốt" mà trở thành một thói quen tốt, bảo vệ môi trường, dự án "You cycle - You save" đã có nhiều ưu đãi, giảm giá cho những người đi xe đạp tại 53 cửa hàng, quán cà phê trên 7 quận nội thành Hà Nội.

Từ các điểm đến ưu đãi 

Ra mắt ngày 10/4, "You cycle - you save" hay "Bạn đạp xe giúp Hà Nội" là tên một chiến dịch được thực hiện bởi nhóm Điểm Đến Xanh (Green Destination) cùng Tạp chí MBike. Chiến dịch được thực hiện từ đầu tháng 4 đến hết tháng 6 trên địa bàn Hà Nội nhằm thay đổi nhận thức và thói quen của người dân trong việc sử dụng các phương tiện xanh vì một môi trường trong lành hơn. 

Nhóm Điểm Đến Xanh do hơn 20 tình nguyện viên trẻ đến từ các trường đại học tại Hà Nội thành lập và MBike là tạp chí song ngữ dành cho những người đi xe đạp nhân dịp này ra mắt lần đầu tiên tại Việt Nam. 

Trong khuôn khổ chiến dịch lần này, các bạn trẻ đã thực hiện các cuộc vận động, tuyên truyền, xây dựng mạng lưới các điểm đến ưu đãi là hơn 50 quán ăn, quán cà phê, cửa hàng trên 7 quận nội thành Hà Nội. 

Mọi khách hàng sử dụng phương tiện xanh, đặc biệt là xe đạp, xe đạp điện đến các điểm này đều nhận được các ưu đãi, giảm giá từ 5%-20% cùng nhiều quà tặng từ các cửa hàng. Mục đích của chiến dịch nhằm khuyến khích, tạo cảm hứng cho người dân Hà Nội sử dụng xe đạp thay thế các phương tiện có khí thải. 

[Bùng nổ nhu cầu xe đạp điện "thời giá xăng xa xỉ"]

Đại diện cho chiến dịch "Bạn đạp xe giúp Hà Nội" lần này là anh Guim Valls Teruel, đến từ Tây Ban Nha, người đã dành gần 3 năm đạp xe vòng quanh thế giới, đã đi qua hơn 20 nước bằng xe đạp điện và hiện đang sống tại Việt Nam. 

Anh Guim chia sẻ: "Chúng tôi xây dựng vé ưu đãi và cả bản đồ các điểm đến ưu đãi dành cho người xe đạp. Thông qua đánh dấu thống kê tại các điểm này, chúng tôi hi vọng có thể đánh giá hiệu quả tuyên truyền của dự án và tạo động cơ, khuyến khích mọi người đạp xe. 

"Trong thời gian tới, tôi kỳ vọng rằng các bạn trẻ sẽ hưởng ứng nhiệt tình, cùng rủ bạn bè, người thân đạp xe đến các điểm đến ưu đãi dành cho xe đạp và dần dần thay đổi từ nhận thức, thói quen bằng cách này một cách hiệu quả," anh Guim nói. 

Đến mô hình xe đạp công cộng 

Hiện nay, tại một số nước phát triển như Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha,... đã và đang triển khai mô hình xe đạp công cộng, đây được coi là mô hình giao thông văn minh, tiến bộ. Mô hình tiên tiến này được nhiều nước châu Mỹ, châu Á, châu Phi tham khảo, học hỏi và đang trên tiến trình xây dựng cho sự phát triển giao thông bền vững. 

Chia sẻ về điều này, chị Laura Oroz, tuỳ viên văn hóa của đại sứ quán Tây Ban Nha, thành viên của dự án "Bạn đạp xe giúp Hà Nội" nói: "Sau một thời gian dài nghiên cứu về văn hoá Việt Nam nói chung, văn hóa Hà Nội nói riêng, tôi nhận thấy rằng, đối với người Hà Nội, xe đạp là một trong những phương tiện khởi nguồn phục vụ cho cuộc sống. Trong khi đó, ở đất nước chúng tôi, xe đạp chỉ được coi như một công cụ, một phương tiện thể thao giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. 

Cho đến vài năm gần đây, chúng tôi nhận ra sự quan trọng của phương tiện này trong việc bảo vệ môi trường và đã triển khai xây dựng các trạm xe đạp như những phương tiện công cộng để phục vụ người dân. Họ có thể thuê với giá rất rẻ để sử dụng đi làm, mua sắm, đi dạo... Thậm chí ở đất nước Hà Lan, họ còn có những tuyến đường riêng dành cho xe đạp với đến 43% dân số Hà Lan sử dụng xe đạp đi làm, số còn lại sử dụng các phương tiện công cộng khác." 

Chiến dịch "You cycle - You save" kỳ vọng trong tương lai xa có thể từng bước từng bước thay đổi được nhận thức, hành động và thói quen của người dân thủ đô Hà Nội trong việc bảo vệ một Thủ đô xanh-sạch-đẹp. 

"Rồi một ngày, các bạn sẽ thấy diện mạo của Hà Nội thay đổi, trở thành một thành phố thân thiện, đẹp hơn, người dân sẽ thấy hạnh phúc hơn khi không còn tình trạng tắc đường xảy ra hàng ngày, hạn chế nhiều bệnh tật từ việc hít phải khí thải... Muốn thực hiện điều đó, mỗi người trong chúng ta cần chung tay thực hiện bằng chính ý chí của mình. 

Xe đạp gắn với văn hóa Hà Nội trong rất nhiều năm và đấy là một lợi thế của các bạn, một nội lực tiềm ẩn từ lâu cần được khai thác. Trên đường phố, tôi gặp rất nhiều người già, các bạn học sinh đi xe đạp và tôi thấy họ thật quyến rũ. Bạn hãy thử một ngày sử dụng xe đạp để hưởng thụ cuộc sống, vào cuối ngày bạn sẽ thấy thật tuyệt vời," anh Guim chia sẻ./. 

Danh sách điểm đến ưu đãi cho các bạn sử dụng xe đạp được đăng tại trang FacebookYouCycleYouSave./.

Làng nghề khảm trai nghìn tuổi Chuyên Mỹ



Bên các tác phẩm tranh khảm trai đã hoàn thiện và có thể xuất bán ra thị trường. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)
Nằm ven sông Hồng, xã Chuyên Mỹ với hàng loạt các làng nghề khảm trai liền kề nhau san sát như Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ... gần đây thu hút rất đông lao động địa phương tham gia vào các cơ sở sản xuất.

Theo thần phả của làng Chuôn Ngọ, nghề khảm trai nơi đây phát triển vào khoảng thế kỷ XI-XVI. Hiện ở đình làng Chuôn Ngọ vẫn thờ ông Trương Công Thành, một vị tướng văn võ song toàn dưới triều Lý (1009 - 1225) được dân làng Chuyên Mỹ suy tôn là ông tổ nghề của nghề khảm trai.

Tỉ mỉ dán từng miếng khảm trai tinh xảo lên bức tranh.

Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng như vô dụng, những người thợ khảm Chuyên Mỹ có thể tạo ra bất kỳ họa tiết nào dù tinh vi, phức tạp đến đâu. Nghề khảm trai không đơn thuần chỉ có đục đẽo, mài, lắp ráp theo khuôn mẫu nhất định, đó còn là cả một quy trình bao gồm nhiều công đoạn mới tạo nên một sản phẩm khảm trai hoàn chỉnh.

Một xưởng làm tranh khảm trai tại làng Chuôn Mỹ Trung.

Nguyên liệu khảm trai ở Chuyên Mỹ không chỉ có vỏ trai, vỏ ốc trong nước mà còn nhập ngoại từ Hồng Kông, Singapore, Indonesia... Vỏ trai dùng để khảm cũng có nhiều loại. Trai cánh mảnh, nhỏ có màu sẫm trong khi trai thịt trắng có vỏ dày, nhiều vân. Trai ngọc bên trong có lớp xà cừ dày óng ánh tựa sắc cầu vồng. Cùng với trai, vỏ ốc đỏ có màu sắc sang trọng được coi nguyên liệu quý hiếm dùng làm cảnh núi non, cánh phượng, cánh rồng hay họa tiết trên những bức tranh áo gấm vua chúa.../.

Nghề dao kéo Sinh Từ - có ai còn nhớ?



Phố dao kéo Sinh Từ. (Ảnh: Tô Trâm)
“Sắc như dao kéo Sinh Tài”, liệu đến hôm nay, có ai còn nhớ đến phố dao kéo Sinh Từ nổi tiếng một thời ấy không?

Sinh Từ là tên cũ của phố Nguyễn Khuyến những năm trước Cách mạng tháng Tám. Sau Cách mạng, phố có tên là Bùi Huy Bích và từ năm 1964, phố mới chính thức mang tên là Nguyễn Khuyến.

Người Hà Nội xưa không ai là không biết đến nghề dao kéo của phố Sinh Từ với những sản phẩm dao kéo sắc, bền và đẹp. 

Nghề dao kéo Sinh Từ có xuất xứ từ chính làng Canh, thuộc Phủ Hoài Đức, nay là một làng của xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 

Thuở xưa, nghề rèn dao kéo của Xuân Phương cũng nổi tiếng và tín nhiệm không kém so với làng nghề rèn thủ công của làng Đa Sĩ, Hà Đông.

Vào khoảng thế kỷ 19, ông Nguyễn Đắc Nghị, một nghệ nhân của làng Canh đã mang nghề dao kéo từ quê lên Hà Nội lập nghiệp tại phố Sinh Từ, với cửa hiệu mang tên Sinh Tài (có nghĩa là nhờ lập nghiệp ở phố Sinh Từ mà sinh tài).

Cũng chính ông Nghị là người đã tìm tòi ra cách luyện thép theo phương pháp thủ công, với gang và sắt tây để chế tạo ra các loại dao kéo rất sắc và bền. Sản phẩm đặc biệt của ông chính là những con dao được làm bằng “thép bổ” (tức là dao được làm bằng sắt ở giữa và sắt ốp hai bên). 

Loại dao này chủ yếu phục vụ một số nghề đặc biệt như đóng giày dép, cắt lốp ôtô, tỉa xén cây, cắt giấy hàng mã, cắt sắt và dùng trong các nhà hàng, khách sạn thời bấy giờ. Nhờ đó mà tiếng tăm của dao kéo Sinh Tài ngày càng lan xa, lan rộng. 

Nhiều lò rèn các tỉnh lân cận cũng học theo kinh nghiệm làm dao kéo của cửa hiệu Sinh Tài, nhưng dường như nghề dao kéo đã trở thành thương hiệu riêng mà chỉ Sinh Tài mới có được.

Từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, ở phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến), bao nhiêu cửa hàng dao kéo đã mọc lên biến phố Sinh Từ trở thành một phố chuyên nghề dao kéo.

Nghề dao kéo của phố Sinh Từ cứ thế phát triển từ đời này qua đời khác. Mỗi một thời thì phố nghề này lại có sự thay đổi khác nhau về nguyên liệu chế tác cũng như các sản phẩm tạo ra. 

Những năm 1920, khi những chiếc ôtô, tàu hỏa đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam thì những thanh nhíp hỏng của ôtô và lò xo toa xe lửa hỏng trở thành nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất ra các loại dao kéo. 

Từ những năm 1940, sản phẩm dao kéo của phố Sinh Từ còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Thái Lan.

Để có được một con dao ưng ý, xưa kia khách hàng mua dao về không sử dụng trong ba tháng, cho thép "dịu đi", rồi trong một tháng tiếp theo thì ngày nào cũng phải dành một tiếng để mài, sau đó mang lại cửa hiệu để cho nghệ nhân kiểm tra, mới bắt đầu được sử dụng. Một con dao như vậy có thể dùng trong 3-4 năm mới hỏng. 

Dao muốn bền, muốn sắc thì đòi hỏi người thợ phải biết chọn thép để sử dụng cho đúng mục đích và tôi thép làm sao cho tốt. Cái khó của người thợ thủ công là phải biết nhìn ngọn lửa, nhìn độ hồng đỏ trên miếng thép đang làm. Nếu để đỏ quá mang ra rèn có thể rút ngắn thời gian làm nhưng hậu quả là thép bị giòn, khi tôi sẽ nứt, nổ, người dùng vô ý đánh rơi sẽ bị gẫy. 

Giá thành của dao kéo Sinh Từ vì thế mà cũng có nhiều loại khác nhau, từ bình dân đến xa xỉ. Nhưng chất lượng và uy tín nhất vẫn là dao kéo Sinh Tài, phù hợp với túi tiền người lao động và đặc biệt phù hợp với nghề truyền thống của các làng nghề trên cả đất nước.

Phố Sinh Từ xưa, phố Nguyễn Khuyến hôm nay chỉ còn khoảng 17 cửa hàng bán dao kéo, dù không mấy sầm uất đông vui như trước nhưng các mặt hàng được bầy bán vẫn đầy đủ chủng loại và hầu hết được chế tạo bằng tay. 

Thời buổi kinh tế thị trường, nhiều loại dao kéo ngoại nhập khẩu nhưng không thể thay thế được dao kéo truyền thống Sinh Từ. 

Người Hà Nội vẫn ưa dùng những chiếc dao phay, dao xén giấy sắc lem lẻm của phố và cửa hàng Sinh Tài vẫn là địa chỉ đáng tin cậy với người tiêu dùng Hà thành vốn nổi tiếng là cầu kỳ và khó tính./.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt đại tướng Võ Nguyên Giáp, người con của dân tộc Việt Nam


 Lịch sử hiện đại  Việt Nam chỉ có 2 người tài đức vẹn toàn được cả thế giới và đặc biệt là người dân Việt Nam kính trọng và yêu quý. Đó là Bác Hồ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Một người cha, người con ưu tú, một vị anh hùng... của dân tộc Việt Nam.







Tại Hà Nội: Từ sáng sớm 13/10, hàng nghìn người dân đã có mặt tại khắp các con phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia đợi giây phút tiễn biệt Người:


Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Sự nghiêm trang ,kính cẩn trong giây phút đọc điếu văn Đại tướng.
Linh cữu Đại tướng được đưa ra linh xa đưa về nhà riêng tại số 30 Hoàng Diệu:
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Linh cữu Đại tướng giữa dòng người nghẹn ngào thương tiếc. 
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Đội tiêu binh kính cẩn trước linh cữu Người. 

Tại Quảng Bình:

Người dân quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động chờ đợi Người về với nơi chôn rau cắt rốn:
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Những hình ảnh đẫm nước mắt lễ truy điệu Đại tướng
Người dân Quảng Bình thổn thức đợi Người về. 
Người lính già cố kìm nén đau thương.
IMG-8471-5726-1381628076.jpg
Cỗ linh xa cùng đoàn tiêu binh chở Đại tướng ngang qua phố phường Hà Nội.
thcu-2052-1381632930.jpg
Đại học Tổng hợp cũ, nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, phố Lê Thánh Tông, dòng người theo dõi lễ đưa tang rất trật tự, thành kính. Nhiều người chạy gấp gáp từ phố Trần Xuân Soạn, Tăng Bạt hổ quanh đó để kịp ở gần Đại tướng lần cuối.
quaNHL-9585-1381628076.jpg
Khu vực Nhà hát Lớn.
tren-duong-DBP-9727-1381631130.jpg
Người dân phố Điện Biên Phủ chào Đại tướng lần cuối.
xe-qua-cot-co-4735-1381630106.jpg
Linh xa đi ngang qua Cột cờ Hà Nội.
langbaca-9510-1381630788.jpg
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
hoangdieu2-2357-1381631130.jpg
Đoàn dừng lại trước nhà riêng Đại tướng tại số 30 Hoàng Diệu.
kimma2-9173-1381629806.jpg
Linh xa qua phố Kim Mã.
Từ người già đến trẻ nhỏ yên lặng ngóng chờ (Ảnh: Tiến Nguyên)
Từ người già đến trẻ nhỏ yên lặng ngóng chờ (Ảnh: Tiến Nguyên)

Không thể vào Nhà tang lễ, người dân theo dõi Lễ truy điệu Đại tướng qua iPad
Không thể vào Nhà tang lễ, người dân theo dõi Lễ truy điệu Đại tướng qua iPad

Người dân bật khóc khi linh cữu Đại tướng đi qua (Ảnh: Tiến Nguyên)
Người dân bật khóc khi linh cữu Đại tướng đi qua (Ảnh: Tiến Nguyên)

Những sinh viên tình nguyện đeo băng tang (Ảnh: Việt Hưng)
Những sinh viên tình nguyện đeo băng tang (Ảnh: Việt Hưng)
Người dân ngóng chờ trên đường Phạm Văn Đồng (Ảnh: Quốc Cường)
Người dân ngóng chờ trên đường Phạm Văn Đồng (Ảnh: Quốc Cường)

Hàng người đứng kín hai bên đường Tràng Thi (Ảnh: Tiến Nguyên)
Hàng người đứng kín hai bên đường Tràng Tiền (Ảnh: Tiến Nguyên)
Hàng vạn người đứng chật các con đường chờ tiễn biệt Đại tướng

Hàng vạn người đứng chật các con đường chờ tiễn biệt Đại tướng
Hàng vạn người đứng chật các con đường chờ tiễn biệt Đại tướng
Người dân đứng chật kín trên con phố Hoàng Diệu chờ linh cữu Đại tướng đi qua (Ảnh: Hồng Hải)

Hàng vạn người đứng chật các con đường chờ tiễn biệt Đại tướng
Tất cả im lặng dõi mắt ngóng chờ linh cữu chở người con ưu tú của đất nước (Ảnh: Việt Hưng)

Dòng người đứng chật kín trước Nhà hát lớn (Ảnh: Tiến Nguyên).
Dòng người đứng chật kín trước Nhà hát lớn (Ảnh: Tiến Nguyên).
Hình ảnh xúc động trong ngày viếng Đại tướng

Các thanh niên tình nguyện dìu, cõng các thương binh vào viếng Đại tướng, đoàn người đang xếp hàng nhường chỗ các cựu chiến binh... là những hình ảnh cảm động bên ngoài nhà tang lễ.

Đồng bào ta từ người già đến người trẻ đều vô cùng thương tiếc trư


Trong biển người xếp hàng chờ đợi đến lượt vào viếng có nhiều gương mặt trẻ đến từ rất sớm để xếp hàng

Trong khi một vài người tỏ ra suốt ruột khi xếp hàng rất lâu trong thời tiết nắng nóng...

Thì một số bạn trẻ vẫn lặng lẽ nhích từng bức để đến gần hơn với nhà tang lễ quốc gia

Nhiều bạn trẻ vừa tan học đã ra xếp hàng vì đây là lần cuối cùng được viếng Đại tướng

Trong dòng người xếp hàng dài ở phố Hàng Chuối có sự xuất hiện của nhiều bạn trẻ

Tất cả đều lặng lẽ tiến vào nhà tang lễ trong nỗi tiếc thương Đại tướng

Nhiều bạn trẻ thế hệ 10x cũng có mặt trong biển người để xếp hàng vào viếng Đại tướng

Dòng người cứ nối dài vô tận, ai cũng mong có cơ hội vào viếng Đại tướng lần cuối cùng

Nhiều bạn trẻ trong lực lượng cảnh sát tham gia lễ viếng

Trong đoàn người có nhiều bạn trẻ nước ngoài

Với nhiều bạn trẻ là sinh viên tình nguyện thì việc được phục vụ nhân dân về viếng Đại tướng như một hành động thể hiện tấm lòng mình trước vị Đại tướng đáng kính

Chính những bạn trẻ đầy nhiệt huyết mang màu áo xanh tình nguyện đã giúp đoàn người đến viếng trở lên trật tự hơn

Mỗi bạn trẻ đều có những cách thể hiện tấm lòng mình khi tham gia lễ viếng

Nhiều em nhỏ cũng theo chân người thân vào viếng Đại tướng

Người dân lưu luyến không rời lễ viếng Đại tướng

Một biển người kiên nhẫn lặng lẽ xếp hàng bên ngoài nhà tang lễ quốc gia từ sáng tới đêm, đến phút chót vẫn lưu luyến không muốn rời, bởi đây là đêm cuối cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn ở lại Hà Nội.

Đại diện Ban tổ chức thông báo đến 21 giờ hôm nay sẽ ngừng việc đón người dân vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tuy nhiên khi đến thời hạn kết thúc lễ viếng, dòng người vẫn tiếp tục xếp hàng, không ai rời đi. Ở sát cổng vào nhà tang lễ quốc gia, đàn ông, đàn bà, thanh niên, trẻ em gắng bước nhanh hơn vào bên trong, muốn cho kịp với thời gian để có thể viếng Đại tướng. Ngày mai ông sẽ rời Hà Nội, nơi ông đã sống hơn 50 năm.
Ban tổ chức trước đó cho hay sẽ tìm hiểu xem đoàn khách nào đến từ các tỉnh xa, thì ưu tiên mời vào viếng trong vòng 30 phút kể từ sau thời hạn 21 giờ, không thể dài hơn. Lý dó là Ban tổ chức lễ tang và gia quyến cần thời gian chuẩn bị cho các nghi lễ của ngày mai, với các lễ truy điệu, di quan và an táng.
Trong tiết trời nóng bức dù đã dịu đôi chút so với ban ngày, các thanh niên tình nguyện lưng đầm mồ hôi, tay liên tục quạt cho dòng người đến viếng. Các bà các chị nhìn họ với ánh mắt đầy cảm mến và thán phục.
Cho đến 21h 30, số lượng người đổ về khu vực nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông không giảm so với buổi chiều và thậm chí đông hơn lúc chập tối. Trên các con phố Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Tự, Hàn Thuyên, Tăng Bạt Hổ, Trần Thánh Tông... đoàn người đi trong trật tự, rảo bước.
Chị Bùi Ánh Tuyết, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, xếp hàng chờ vào viếng từ chiều, và đến 10h đêm chị vẫn đang xếp hàng ở phố Lê Quý Đôn, cách cổng nhà tang lễ hơn 500 mét. Chị cho biết chưa hề ăn uống gì, bởi "nhất định phải vào viếng cụ".
Một cặp vợ chồng mang theo cô con gái 3 tuổi xếp hàng trên trục đường này, cho hay dù phải qua đêm, vợ chồng anh cũng sẽ chờ để vào viếng Đại tướng.
Gia đình anh Nguyễn Kim Long, nhà ở Lò Đúc, gồm 6 người đã xếp hàng từ 17 giờ. Cho đến 19 giờ 30 anh  dừng chân ở ngã tư vườn hoa Yersin. Đeo băng tang, anh Long cho biết, hôm mùng 8/10, đại gia đình anh đã đến viếng Đại tướng tại tư gia. Hôm nay, gia đình sẵn sàng chuẩn bị tinh thần sẽ viếng Đại tướng đến tận nửa đêm nên đã mua sẵn mì tôm và bánh cho trẻ con ở nhà.
Anh Trần Trọng Quý, ở khu đô thị Mỹ Đình, cách nhà tang lễ khoảng 10 km, cho biết lúc tối nghe tin lễ viếng kết thúc lúc 21 giờ, anh sợ không kịp nên không đi. Nhưng sau đó biết rằng Ban tổ chức kéo dài thời gian để dân vào tiễn đưa Đại tướng, anh lại lên đường. Quý nói sẽ xếp hàng dù phải chờ bao lâu cũng được.
Đứng bên cạnh Quý, một phụ nữ luống tuổi tên Lê Quy cho hay "đây là vị tướng vĩ đại" nên bà nhất định đến viếng.
5-2-2638-1381588333.jpg
Bà Hoàng Thị Lam 59 tuổi xúc động khi xem lễ truy điệu Đại tướng qua màn hình tại vườn hoa Yersin đối diện nhà tang lễ. Bà cho biết quê hương của bà cách nhà Đại tướng chỉ một con sông. Ngay trong đêm nay bà sẽ về Quảng Bình để mai kịp đón Đại tướng, đưa Người về nơi an nghỉ. Ảnh: Ngọc Thắng.
Nhiều người không đến được nhà tang lễ đã đến trước số nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội đứng trước cổng viếng Đại tướng
Nhiều người không đến được nhà tang lễ, đã đến trước số nhà 30 Hoàng Diệu, viếng Đại tướng.
Trước cổng số nhà 30 Hoàng Diệu luôn chật kín người đứng lại viếng Đại tướng
Bái vọng.
Cụ Nguyễn Trọng Quyền, 83 tuổi (Quán Thánh, Hà Nội) từng làm việc ở Bộ quốc phòng, nhiều lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cụ Nguyễn Trọng Quyền (83 tuổi, Quán Thánh, Hà Nội) nói, từng nhiều lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nghe tin Đại tướng mất, ông đi bộ đến nhà Đại tướng nhiều hơn, lần này ông đứng trước cửa hồi lâu nhìn vào trong tư gia Đại tướng
Nghe tin Đại tướng mất, ông Quyền đi bộ đến số nhà 30 Hoàng Diệu, đứng trước cửa hồi lâu, nhìn vào trong tư gia Đại tướng.
Ông Nguyễn Văn Ái (78 tuổi, Kỳ Sơn, Hòa Bình) từ hôm 8/10 ngày nào cũng bắt xe từ 5 giờ sáng đến nhà Đại tướng rồi chiều lại về Hòa Bình
Ông Nguyễn Văn Ái (78 tuổi, Kỳ Sơn, Hòa Bình), từ hôm 8/10, bắt xe từ 5 giờ sáng từ Hòa Bình đến nhà Đại tướng.
Những bó hoa vẫn được chuyển vào nhà Đại tướng
Những bó hoa vẫn được chuyển vào nhà Đại tướng .
Những em bé được người nhà đưa đến trước số nhà 30 Hoàng Diệu thành tâm viếng
Những em bé được người nhà đưa đến trước số nhà 30 Hoàng Diệu bái vọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Người dân thất thần đứng trước cổng nhà Đại tướng
Người dân thất thần đứng trước cổng nhà Đại tướng.
Nhiều người đứng từ xa viếng Đại tướng
Nhiều người đứng từ xa viếng Đại tướng.


Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 1
Trời còn nhá nhem tối, người dân đã đến vái lạy, tỏ lòng tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 2
Những ánh mắt buồn nhìn vào căn nhà của Đại tướng

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 3
Những cụ già nhiều năm sống gần khu vực này đã không còn cảm giác vui mừng, phấn khởi đi qua căn nhà của Đại tướng nữa

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 4
Không thể cầm được nước mắt

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 5
Những giọt nước mắt tiếc thương cho vị tướng vĩ đại của dân tộc

Trong khi đó, vào tối ngày 5/10, rất đông người dân tập trung trước nhà Đại tướng mong muốn được vào thắp nén nhang kính viếng. Một số người mang hoa đến nhờ lực lượng cảnh vệ gửi vào để tỏ lòng thành kính tiếc thương trước sự ra đi mãi mãi của Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 6

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 7
Người dân hỏi han về tình hình tang lễ của Đại tướng

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 8
Trời chưa sáng, nhưng nhiều người đã hướng ánh mắt về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 9
Hai ông bà khóc nghẹn khi nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 10
Người dân ghé thăm căn nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ sáng sớm

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 11
Các bạn trẻ mang hoa đến viếng Đại tướng. Như thông báo trước đó, bắt đầu từ chiều 6/10, người dân có thể đến thắp hương cho Đại tướng tại nhà số 30 Hoàng Diệu.

Khoảng 7h sáng, nhiều người dân tiếp tục mang hoa tới đặt trước hàng rào nhà Đại tướng để tỏ lòng thành kính, đau buồn trước sự ra đi của với ông. Công tác chuẩn bị và dựng rạp phía trong nhà Đại tướng cũng đang được tiến hành. Người dân tại Hà Nội, và đặc biệt là một số tỉnh thành lân cận với nhiều phương tiện khác nhau tập trung trước nhà riêng của Đại tướng ngày một đông.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 12
Nhiều người dân ghé thăm và mang hoa đến viếng Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 13
Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 14
Lực lượng cảnh vệ trang trọng nhận hoa từ người dân.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 15

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 16
Nhiều bạn trẻ lặng người bên hàng rào nhà Đại tướng, chăm chăm nhìn vào phía trong.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 17
Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 18
Phía trong nhà Đại tướng, nhiều người đang chuẩn bị bàn ghế để đón tiếp người dân viếng thăm.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 19

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 20

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 21

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 22
Nhiều người dân khi đi qua nhà Đại tướng đã dừng hẳn xe để tỏ lòng thành kính với vị tướng huyền thoại của dân tộc.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 23
Một số người dân lặn lội từ xa đến viếng Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 24
Một người phụ nữ nhà ở phố Nguyễn Du nghẹn ngào kể lại một số kỷ niệm thời chiến tranh.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 25

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 26
Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 27
Dòng người đổ về khu vực nhà Đại tướng ngày một đông. Khóe mắt ai cũng rưng rưng dòng lệ.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 28
Nam thanh niên mặc chiếc áo có in hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp để đến viếng ông.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 29
Một người dân với chồng hành lý từ quê lên viếng Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 30
Bảng thông báo người dân có thể đến viếng và thắp hương cho Đại tướng từ 14h30 chiều ngày hôm nay (6/10).

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 31
Người dân để xe ngay ngắn trước hàng rào để vào viếng thăm Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 32
Có bác còn chống gậy đến viếng Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 33


Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 34
Một số cựu chiến binh chia sẻ những bức ảnh chụp chung với tướng Giáp.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 35
Ngàn ánh mắt vẫn luôn hướng về Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 36
Người phụ nữ này đã bật khóc nức nở khi đứng trước nhà Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 37
Nhiều người dân trang nghiêm tưởng nhớ vị tướng anh hùng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 38
Những dòng nước mắt không ngừng tuôn rơi.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 39
Bất cứ ai đi qua con đường Hoàng Diệu cũng ngoái đầu nhìn về phía căn nhà số 30.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 40
Nhóm thanh niên tình nguyện có mặt để phục vụ công tác đón tiếp người viếng thăm.  


Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 41
Lực lượng cảnh vệ được huy động để chuẩn bị cho lễ viếng thăm Đại tướng được diễn ra vào chiều ngày hôm nay.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 42
Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 43
Cả nhà cùng đến viếng Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 44
Một chàng trai ngoại quốc cũng không khỏi xúc động trước tình cảm mà người dân dành cho Đại tướng.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 45

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 46
Dù rất mạnh mẽ nhưng nhiều người vẫn không cầm được nước mắt.

Từ tờ mờ sáng nay, người dân Hà Nội đã đến khóc thương Đại tướng 47
Một cháu nhỏ đưa hoa gửi chú cảnh vệ.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...