Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Làng nghề khảm trai nghìn tuổi Chuyên Mỹ



Bên các tác phẩm tranh khảm trai đã hoàn thiện và có thể xuất bán ra thị trường. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)
Nằm ven sông Hồng, xã Chuyên Mỹ với hàng loạt các làng nghề khảm trai liền kề nhau san sát như Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ... gần đây thu hút rất đông lao động địa phương tham gia vào các cơ sở sản xuất.

Theo thần phả của làng Chuôn Ngọ, nghề khảm trai nơi đây phát triển vào khoảng thế kỷ XI-XVI. Hiện ở đình làng Chuôn Ngọ vẫn thờ ông Trương Công Thành, một vị tướng văn võ song toàn dưới triều Lý (1009 - 1225) được dân làng Chuyên Mỹ suy tôn là ông tổ nghề của nghề khảm trai.

Tỉ mỉ dán từng miếng khảm trai tinh xảo lên bức tranh.

Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng như vô dụng, những người thợ khảm Chuyên Mỹ có thể tạo ra bất kỳ họa tiết nào dù tinh vi, phức tạp đến đâu. Nghề khảm trai không đơn thuần chỉ có đục đẽo, mài, lắp ráp theo khuôn mẫu nhất định, đó còn là cả một quy trình bao gồm nhiều công đoạn mới tạo nên một sản phẩm khảm trai hoàn chỉnh.

Một xưởng làm tranh khảm trai tại làng Chuôn Mỹ Trung.

Nguyên liệu khảm trai ở Chuyên Mỹ không chỉ có vỏ trai, vỏ ốc trong nước mà còn nhập ngoại từ Hồng Kông, Singapore, Indonesia... Vỏ trai dùng để khảm cũng có nhiều loại. Trai cánh mảnh, nhỏ có màu sẫm trong khi trai thịt trắng có vỏ dày, nhiều vân. Trai ngọc bên trong có lớp xà cừ dày óng ánh tựa sắc cầu vồng. Cùng với trai, vỏ ốc đỏ có màu sắc sang trọng được coi nguyên liệu quý hiếm dùng làm cảnh núi non, cánh phượng, cánh rồng hay họa tiết trên những bức tranh áo gấm vua chúa.../.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...