Theo một phúc trình mới ra của Liên Hiệp Quốc, nước tốt nhất để sống trên thế giới là Na Uy, trong khi nơi tệ nhất là Niger.
Việt Nam đứng thứ 116 trong bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống của các công dân tại 182 quốc gia[1].
Các tiêu chí trong chỉ số xếp hạng về Phát triển Con người (HDI[2]) của LHQ tập trung vào ba yếu tố chính là tuổi thọ trung bình, học vấn, và mức sống.
Tuy nhiên, bản Phúc trình về Phát triển Con người 2009 của LHQ lại dựa trên các dữ liệu thu thập được từ năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra.
So với khu vực
Việt Nam đứng sau hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á, Asean, chỉ trên Lào (133), Campuchia (137) và Miến Điện (138).
Theo dữ liệu thu thập năm 2007, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 74.3, tỉ lệ biết đọc biết viết là 90.3%, và tỉ lệ GDP trên đầu người là 2600USD[3].
Trên Việt Nam năm bậc là Indonesia (111) rồi đến Philippines (105), Thái Lan (87), Malaysia (66) và các nước khác.
Trung Quốc xếp ở vị trí 92, được cho là có cải thiện rất nhiều do mức thu nhập cũng như tuổi thọ người dân gia tăng.
Các nước Đông Á vẫn xếp hạng cao, với Nhật ở vị trí thứ 10 và Hàn Quốc đứng thứ 26. Singapore đứng thứ 23, chỉ sau Anh Quốc hai bậc.
Cách biệt
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc nói chỉ số này cho thấy sự cách biệt lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Na Uy thường xuyên đứng cao trong bảng xếp hạng của LHQ - vốn được thực hiện từ năm 1990 đến nay. Mức sống cao tại Na Uy phần lớn là nhờ việc tìm thấy dầu khí ngoài khơi nước này vào cuối thập niên 1960.
Trong khi đó, Niger là nước thường xuyên chịu hạn hán tại châu Phi, và nhiều khi phải chật vật để có thể nuôi sống các công dân của mình.
Các nước khác được xếp cao trong bảng xếp hạng là Úc (thứ hai) và Iceland (thứ ba).
Tuy nhiên, mức sống tại Iceland đã thay đổi nhiều kể từ khi dữ liệu được thu thập, vì đây là một trong những nước bị thiệt hại nặng nề nhất vì cuộc khủng hoảng tín dụng.
Trong các nước đội sổ, trên Niger một bậc là Afghanistan, và tiếp đó là Sierra Leone.
Tuổi thọ trung bình tại Niger là 50, tức là thấp hơn tuổi thọ trung bình tại Na Uy khoảng 30 năm.
Chỉ số này còn cho thấy một nửa dân số tại 24 quốc gia nghèo nhất được cho là mù chữ.
Trong khi thừa nhận chỉ số này không phải là một cách đo lường toàn diện về phát triển con người (như thiếu các tiêu chí về bất bình đẳng giới và thu nhập, tôn trọng nhân quyền, tự do chính trị..vv…), những gì HDI đưa ra là cái nhìn về những tiến bộ trong một số lĩnh vực nhất định, cũng như mối quan hệ phức tạp giữa thu nhập và phúc lợi của người dân.
10 nước đầu bảng
1. Na Uy
2. Australia
3. Iceland
4. Canada
5. Ireland
6. Hà Lan
7. Thụy Điển
8. Pháp
9. Thụy Sỹ
10. Nhật Bản
Theo BBC
Việt Nam đứng thứ 116 trong bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống của các công dân tại 182 quốc gia[1].
Các tiêu chí trong chỉ số xếp hạng về Phát triển Con người (HDI[2]) của LHQ tập trung vào ba yếu tố chính là tuổi thọ trung bình, học vấn, và mức sống.
Tuy nhiên, bản Phúc trình về Phát triển Con người 2009 của LHQ lại dựa trên các dữ liệu thu thập được từ năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra.
So với khu vực
Việt Nam đứng sau hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á, Asean, chỉ trên Lào (133), Campuchia (137) và Miến Điện (138).
Theo dữ liệu thu thập năm 2007, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 74.3, tỉ lệ biết đọc biết viết là 90.3%, và tỉ lệ GDP trên đầu người là 2600USD[3].
Trên Việt Nam năm bậc là Indonesia (111) rồi đến Philippines (105), Thái Lan (87), Malaysia (66) và các nước khác.
Trung Quốc xếp ở vị trí 92, được cho là có cải thiện rất nhiều do mức thu nhập cũng như tuổi thọ người dân gia tăng.
Các nước Đông Á vẫn xếp hạng cao, với Nhật ở vị trí thứ 10 và Hàn Quốc đứng thứ 26. Singapore đứng thứ 23, chỉ sau Anh Quốc hai bậc.
Cách biệt
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc nói chỉ số này cho thấy sự cách biệt lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Na Uy thường xuyên đứng cao trong bảng xếp hạng của LHQ - vốn được thực hiện từ năm 1990 đến nay. Mức sống cao tại Na Uy phần lớn là nhờ việc tìm thấy dầu khí ngoài khơi nước này vào cuối thập niên 1960.
Trong khi đó, Niger là nước thường xuyên chịu hạn hán tại châu Phi, và nhiều khi phải chật vật để có thể nuôi sống các công dân của mình.
Các nước khác được xếp cao trong bảng xếp hạng là Úc (thứ hai) và Iceland (thứ ba).
Tuy nhiên, mức sống tại Iceland đã thay đổi nhiều kể từ khi dữ liệu được thu thập, vì đây là một trong những nước bị thiệt hại nặng nề nhất vì cuộc khủng hoảng tín dụng.
Trong các nước đội sổ, trên Niger một bậc là Afghanistan, và tiếp đó là Sierra Leone.
Tuổi thọ trung bình tại Niger là 50, tức là thấp hơn tuổi thọ trung bình tại Na Uy khoảng 30 năm.
Chỉ số này còn cho thấy một nửa dân số tại 24 quốc gia nghèo nhất được cho là mù chữ.
Trong khi thừa nhận chỉ số này không phải là một cách đo lường toàn diện về phát triển con người (như thiếu các tiêu chí về bất bình đẳng giới và thu nhập, tôn trọng nhân quyền, tự do chính trị..vv…), những gì HDI đưa ra là cái nhìn về những tiến bộ trong một số lĩnh vực nhất định, cũng như mối quan hệ phức tạp giữa thu nhập và phúc lợi của người dân.
10 nước đầu bảng
1. Na Uy
2. Australia
3. Iceland
4. Canada
5. Ireland
6. Hà Lan
7. Thụy Điển
8. Pháp
9. Thụy Sỹ
10. Nhật Bản
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét