Tập đoàn Pol Pot khéo che giấu bản chất trong thời gian dài, cố gắng lợi dụng niềm tin và sự trợ giúp chí tình của Việt Nam.
Sau khi lên cầm quyền ở Campuchia vào tháng 4/1975, Khmer Đỏ đã phạm các tội ác trời không dung đất không tha, giết hại dã man không chỉ người Campuchia mà còn cả người nước ngoài ở Campuchia và người Việt Nam sống gần biên giới với nước này. Bọn chúng đã thi hành chính sách diệt chủng đối với trí thức, người thành thị, người dân tộc thiểu số, và kể cả nhiều đảng viên, công chức và binh lính của chế độ. Người dân Campuchia dễ dàng bị hành quyết vì những lý do rất nhỏ nhặt. Khmer Đỏ vừa dìm nhân dân Campuchia trong bể máu vừa tiến hành thanh trừng nội bộ một cách tàn bạo.
Hôm 5/1 vừa qua, chính đương kim Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin đã khẳng định: “Chế độ diệt chủng Pol Pot là chế độ tàn bạo chưa từng có trên thế giới. Dưới sự cầm quyền của chế độ vô cùng dã man này, nhân dân Campuchia đã phải hứng chịu muôn vàn thống khổ, không khác gì súc vật, bị cấm đoán quyền tự do, bị tàn sát hàng loạt. Chúng đem chính nhân dân mình ra làm thí nghiệm để thực hiện học thuyết chính trị đen tối của chúng”.
Phái Paris này chịu ảnh hưởng của tư duy siêu hình, thoát ly khỏi chủ nghĩa quốc tế, không thấy được tầm quan trọng tất yếu của sự đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chung vì độc lập dân tộc của mỗi nước.
“Chỉ có đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tự nguyện đưa con cháu và những người thân yêu của mình đến giúp giải phóng và cứu tính mạng của người dân Campuchia trong lúc vô cùng nguy nan và khẩn cầu các nước đến cứu giúp”, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nói tại lễ kỷ niệm sự kiện này vào hôm 5/1. “Sự giúp đỡ bằng xương máu của quân tình nguyện Việt Nam là sự giúp đỡ nhân đạo và đúng đắn nhất. Sự hỗ trợ này lẽ ra phải là nghĩa vụ chính yếu của cộng đồng quốc tế trong việc cứu giúp một dân tộc đang trong hoạn nạn bởi chính sách diệt chủng có tổ chức chính quy từ trên xuống dưới của chế độ Pol Pot”.
Sự vô tư trong sáng của Việt Nam đã được nhà báo nổi tiếng người Australia, Wilfred Burchett, ghi nhận. Trong cuốn sách của mình, nhà báo này đã viết rằng quân tình nguyện Việt Nam tuyệt nhiên không có tư tưởng “nước lớn”, rất nhạy cảm và tôn trọng tâm lý của các dân tộc Lào và Campuchia.
Sau năm 1979, lực lượng Khmer Đỏ “sống dai” ở vùng biên giới phía Tây của Campuchia và tiếp tục chống phá chế độ dân chủ mới thành lập ở nước này. Nhằm phá hoại cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương, một số quốc gia châu Á và phương Tây đã gia tăng viện trợ ngầm cho tàn quân Khmer Đỏ.
Chúng ta phải biết rằng chính Trung Quốc và Mỹ đứng sau nuôi dưỡng đội quân khát máu này. Nhằm thay họ thau tóm và mở rộng thế lực trên trường quốc tế bnạ có thể vào http://vi.wikipedia.org/wiki/Pol_Pot Để hiểu rõ thêmCó thể nói một điều rằng phái “Khmer Đỏ” tại Campuchia (tức “Đảng Cộng sản Campuchia” của Pol Pot) đã chà đạp lên lòng tốt và sự chân thành của nhân dân Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bè lũ Pol Pot trong lúc khai thác sự giúp đỡ của Việt Nam đã lên kế hoạch phá hoại và xâm lược Việt Nam. Hoạt động gây rối và xâm lấn mà tập đoàn này thực hiện từ giữa năm 1975 trở đi là có tính toán từ trước.
Vì tập trung vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và chân thành giúp đỡ những người anh em Lào, Campuchia nên Việt Nam đã phần nào bất ngờ trước sự chuyển hóa tư tưởng và phản bội của Pol Pot có từ đầu thập niên 1960 và lộ rõ dần từ giữa năm 1975.
Dã thú mang bộ mặt người
Được ngoại bang giúp sức, những kẻ “tâm thần” chính trị như Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan… đã gây ra thảm kịch núi xương sông máu ngay tại chính đất nước Campuchia, đặt dân tộc Campuchia bên bờ diệt vong, và đẩy an ninh bán đảo Đông Dương vào chỗ bị đe dọa nghiêm trọng.
Xương cốt các nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot (ảnh: katrinasblogproject) |
Sau khi lên cầm quyền ở Campuchia vào tháng 4/1975, Khmer Đỏ đã phạm các tội ác trời không dung đất không tha, giết hại dã man không chỉ người Campuchia mà còn cả người nước ngoài ở Campuchia và người Việt Nam sống gần biên giới với nước này. Bọn chúng đã thi hành chính sách diệt chủng đối với trí thức, người thành thị, người dân tộc thiểu số, và kể cả nhiều đảng viên, công chức và binh lính của chế độ. Người dân Campuchia dễ dàng bị hành quyết vì những lý do rất nhỏ nhặt. Khmer Đỏ vừa dìm nhân dân Campuchia trong bể máu vừa tiến hành thanh trừng nội bộ một cách tàn bạo.
Ở một phương diện nào đó, có thể thấy lực lượng Khmer Đỏ cầm quyền ở Campuchia man rợ hơn cả phát xít Đức bởi vì chúng tự hủy diệt chính dân tộc mình. Xét về tỷ lệ người bị sát hại trên tổng số dân của đất nước thì mức độ diệt chủng của Khmer Đỏ cao hơn hẳn. Đã vậy chúng còn áp dụng các biện pháp hành hình tàn bạo thời trung cổ, sử dụng phổ biến các công cụ thô sơ để làm điều này (chẳng hạn, dùng cuốc xẻng đập nát sọ nạn nhân). Trong khi đó, phát xít Đức ưa giết người hàng loạt bằng súng và hơi ngạt.
Dưới chính thể “Campuchia Dân chủ”, người dân Campuchia không chỉ chết vì bạo lực của Khmer Đỏ mà còn chết vì bị bỏ đói, bị mất mùa, bị ép lao động quá sức và phải dùng thuốc tự chế trong dân gian. Các chính sách của Khmer Đỏ dẫn tới cái chết của khoảng 2 triệu người dân Campuchia, chiếm 1/4 dân số nước này khi đó.
Một điều trớ trêu là, những tên đồ tể ở vị trí quyền lực cao nhất như Pol Pot và Ieng Sary cổ xúy việc giết hại trí thức trong khi chính chúng cũng là những trí thức có nhiều điều kiện học hành tử tế nhất Campuchia. Những tên như thế này không bị đụng chạm đến trong cuộc “cải tạo” xã hội đẫm máu do chúng phát động.
Binh lính Khmer Đỏ (ảnh: DPA) |
Hôm 5/1 vừa qua, chính đương kim Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin đã khẳng định: “Chế độ diệt chủng Pol Pot là chế độ tàn bạo chưa từng có trên thế giới. Dưới sự cầm quyền của chế độ vô cùng dã man này, nhân dân Campuchia đã phải hứng chịu muôn vàn thống khổ, không khác gì súc vật, bị cấm đoán quyền tự do, bị tàn sát hàng loạt. Chúng đem chính nhân dân mình ra làm thí nghiệm để thực hiện học thuyết chính trị đen tối của chúng”.
Với “đồng bào” của mình mà Khmer Đỏ còn đối xử như vậy nên chuyện vong ơn bội nghĩa đối với những người bạn nước ngoài là hoàn toàn dễ hiểu. Tập đoàn Pol Pot đã thay đổi thái độ, từ chỗ coi Việt Nam là người bạn số 1 sang coi Việt Nam là kẻ thù số 1.
Việt Nam không tiếc của cải, phương tiện và xương máu giúp Khmer Đỏ giải phóng Phnom Penh, giải phóng Campuchia khỏi chế độ ngụy của Mỹ. Nhưng ngay sau thắng lợi này, chúng đã lập tức phản bội, quay súng bắn thẳng vào các đồng chí Việt Nam thủy chung, thân thiết từng sát cánh với chúng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trên cõi Đông Dương.
Khmer Đỏ đã xua quân đánh chiếm đảo Phú Quốc vào ngày 3/5/1975, đảo Thổ Chu ngày 10/5/1975, xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Sang năm 1977, tập đoàn Pol Pot bên trong thì đẩy mạnh thanh trừng nội bộ, bên ngoài thì hô hào kích động hằn thù dân tộc với Việt Nam, tăng cường lấn chiếm lãnh thổ nước ta. Cuối năm 1978 chúng liều lĩnh huy động tới 23 sư đoàn tấn công đại quy mô vào Việt Nam.
Bản chất đạo đức giả, cách mạng giả
Thoạt tiên người ta rất ngạc nhiên về việc “Đảng Cộng sản Campuchia” lại có thể phạm các tội ác tày trời với nhân dân họ và phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhưng nhìn kỹ vào những diễn biến trong nội bộ phong trào cách mạng Campuchia thì chúng ta sẽ thấy logic của tình hình này.
Đảng nói trên thành lập vào năm 1951 (phát xuất từ đảng Nhân dân Cách mạng Khmer) nhưng từ những năm 1960 đã bắt đầu biến chất ở hàng ngũ cao nhất, khi các đảng viên cộng sản thuộc “nhóm Paris” từ Pháp trở về và bằng nhiều thủ đoạn, chiếm ưu thế trong Đảng Cộng sản Campuchia, vượt qua đội ngũ đảng viên trung kiên sát thực tế đã chịu nhiều tổn thất trong cuộc đối đầu với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Đồ tể Pol Pot, trùm chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Ảnh này chụp năm 1979 vào thời điểm y chạy về biên giới với Thái Lan (nguồn: AP) |
Phái Paris này chịu ảnh hưởng của tư duy siêu hình, thoát ly khỏi chủ nghĩa quốc tế, không thấy được tầm quan trọng tất yếu của sự đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chung vì độc lập dân tộc của mỗi nước.
Chúng lộ rõ chân tướng từ giữa năm 1975 – thời điểm chúng lên cầm quyền, thiết lập chính thể “Campuchia Dân chủ” và bắt đầu thi hành chính sách diệt chủng trong nước.
Khmer Đỏ đã cho “tái cơ cấu” toàn bộ xã hội Campuchia theo hướng sản xuất nông nghiệp tự túc và không còn giai cấp. Chúng đã di dân khỏi đô thị, bắt họ tập trung vào làm nông nghiệp. Chúng xóa bỏ mọi thể chế xã hội, phá hủy chợ búa, hệ thống ngân hàng và tiền tệ, các bệnh viện, trường học, đặng tiến ngay lên chủ nghĩa cộng sản không cần qua các bước “trung gian” mà chúng cho là chậm chạp.
Từ năm 1963, Khieu Samphan và Hou Youn (đều là trí thức và là lãnh đạo cao cấp sau này của Khmer Đỏ) đã nhất trí rằng xã hội mới phải “trở về với thiên nhiên” thuần khiết, phải dựa trên giai cấp nông dân còn các giai cấp khác phải bị xóa sạch.
Như vậy ngay từ đầu các lãnh đạo này đã không đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản. Về thực chất, từ những năm 1963-1964 Đảng Cộng sản Campuchia đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx.
Bọn họ cũng thể hiện tư tưởng dân tộc cực đoan qua việc nhấn mạnh đến sự vượt trội của người Khmer so với các tộc người khác. Từ rất sớm, Pol Pot (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Campuchia khi đó) đã nuôi tham vọng khôi phục lại đế chế Khmer xưa.
Nhằm lợi dụng uy tín của phong trào cộng sản để giành bá quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Campuchia, tập đoàn Pol Pot thậm chí còn chủ động đổi tên đảng Nhân dân Cách mạng Khmer (tách ra từ Đảng Cộng sản Đông Dương) thành Đảng Cộng sản Campuchia.
Có thể nói, phong trào của Pol Pot là một dạng chủ nghĩa dân tộc cực đoan phản động. Nó khoác vỏ bọc cộng sản để tận diệt những người cộng sản chân chính, tích cực sử dụng ngôn ngữ cách mạng để phá hoại cách mạng một cách không thương tiếc.
Những diễn biến này không có gì lạ. Chủ nghĩa phát xít Đức khét tiếng chống cộng và chống lại loài người cũng lấy danh là chủ nghĩa quốc gia Xã hội chủ nghĩa (gọi tắt là Quốc xã).
Một số lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội nói chung và nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng cố tình đồng nhất Khmer Đỏ với những người cộng sản nói chung. Trước luận điệu này, cần phải phân biệt rõ giữa đảng cộng sản chân chính và đảng cộng sản giả hiệu, lừa bịp giống như đảng của tập đoàn Pol Pot.
Trên thực tế, đến năm 1981 nhóm Khmer Đỏ đã chính thức tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và tự đổi tên từ Đảng Cộng sản Campuchia thành Đảng Campuchia Dân chủ! Lúc này, hình thức tên gọi đã không còn phản ánh sai lệch nội dung nhiều nữa.
Vai trò của Việt Nam
Trước các khiêu khích của quân Khmer Đỏ ở vùng biên giới từ năm 1975 trở đi, Việt Nam đã rất kiềm chế và tỏ rõ tinh thần thiện chí, hợp tác hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Nhưng bản chất của bè lũ Khmer Đỏ là không thay đổi. Đáp lại lời kêu cứu của nhân dân Campuchia và lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia, Việt Nam đã không chỉ đánh tan bọn xâm lược mà còn đưa quân giúp nhân dân Campuchia lật đổ ách thống trị bạo tàn của Khmer Đỏ vào ngày 7/1/1979. Hành động của Việt Nam xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng, trách nhiệm quốc tế cũng như lương tâm của một dân tộc từng chịu nhiều áp bức và ngoại xâm.
Xe tăng Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (ảnh: giaoducnet) |
“Chỉ có đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tự nguyện đưa con cháu và những người thân yêu của mình đến giúp giải phóng và cứu tính mạng của người dân Campuchia trong lúc vô cùng nguy nan và khẩn cầu các nước đến cứu giúp”, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nói tại lễ kỷ niệm sự kiện này vào hôm 5/1. “Sự giúp đỡ bằng xương máu của quân tình nguyện Việt Nam là sự giúp đỡ nhân đạo và đúng đắn nhất. Sự hỗ trợ này lẽ ra phải là nghĩa vụ chính yếu của cộng đồng quốc tế trong việc cứu giúp một dân tộc đang trong hoạn nạn bởi chính sách diệt chủng có tổ chức chính quy từ trên xuống dưới của chế độ Pol Pot”.
Trong khi đó, Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 27/12/2013 có nói: “Quân dân Campuchia nếu không có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam thì không thể giải phóng nhanh đến thế. Nếu Campuchia tự giải phóng thì dân Campuchia chết hết rồi”.
Xuất hiện kịp thời và với động cơ trong sáng, quân tình nguyện Việt Nam đã được nhân dân Campuchia gọi là đội quân nhà Phật. Nhìn nhân dân Campuchia bịn rịn tiễn đưa bộ đội tình nguyện Việt Nam về nước mới thấy tình cảm quý mến của họ dành cho quân đội Việt Nam lớn nhường nào.
Nếu Việt Nam ích kỷ thì họ chỉ cần đánh bật quân Khmer Đỏ ngược trở lại lãnh thổ Campuchia, đóng chặt biên giới, không cho người tị nạn chạy sang, để mặc cho “nhà hàng xóm” tàn lụi vì hỏa hoạn. Thực tế vào năm 1979, kinh tế Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn còn các thế lực quốc tế đang nhăm nhe kiếm cớ phá hoại và can thiệp vào Việt Nam. Xét từ góc độ lợi ích thuần túy thì một cuộc chiến kéo dài với nước khác tại thời điểm ấy là bất lợi cho Việt Nam.
Thế nhưng lương tâm dân tộc Việt Nam không cho phép khoanh tay ngồi nhìn chế độ Khmer Đỏ diệt sạch nhân dân và nền văn hóa Campuchia.
Việc Việt Nam đóng quân một thời gian dài sau đó tại Campuchia cũng là cần thiết nhằm ngăn chặn chế độ Khmer Đỏ khôi phục trở lại và để giúp đỡ Campuchia hồi sinh sau khi tập đoàn Pol Pot đã phá hủy gần như tất cả.
Việt Nam đã chấp nhận rủi ro bị hiểu lầm và thiệt thòi về mọi mặt khi đưa quân đồn trú vào Campuchia. Nếu như lúc đó Việt Nam tính toán thiệt hơn và lo tránh “điều tiếng” thì chắc chắn không có sự cứu giúp này. Nói như đương kim Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, vì giúp đỡ Campuchia mà Việt Nam đã phải hy sinh nhiều binh sĩ tình nguyện, bị cô lập về ngoại giao, và bị trừng phạt về kinh tế. Và do đó, Thủ tướng Hun Sen cũng nói, những kẻ nào không chịu thừa nhận vai trò của chiến thắng 7/1/1979 đối với Campuchia thì đều không xứng đáng làm người.
Khi các tên đồ tể của chế độ diệt chủng bị xét xử trong các phiên tòa quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ, người ta càng thấy rõ tính đúng đắn của việc Việt Nam tác động kịp thời vào tình hình Campuchia.
Tình cảm quyến luyến giữa bộ đội Việt Nam và nhân dân Campuchia (ảnh: vnmilitaryhistory) |
Sự vô tư trong sáng của Việt Nam đã được nhà báo nổi tiếng người Australia, Wilfred Burchett, ghi nhận. Trong cuốn sách của mình, nhà báo này đã viết rằng quân tình nguyện Việt Nam tuyệt nhiên không có tư tưởng “nước lớn”, rất nhạy cảm và tôn trọng tâm lý của các dân tộc Lào và Campuchia.
Sau này, Thủ tướng Hun Sen khi nói về thời kỳ sau giải phóng đã khẳng định rằng, Campuchia đi theo con đường phát triển kinh tế khác với Việt Nam, hai nước có đàm phán và trao đổi ý kiến “nhưng quyền quyết định thuộc về Campuchia. Việt Nam tôn trọng độc lập chủ quyền, tôn trọng quyết định của Campuchia”.
Sự dung dưỡng kỳ lạ
Hitler trở thành tên đồ tể khét tiếng một phần là vì đã được nhiều thế lực tiếp tay. Tại nước Đức, Hitler trở thành quốc trưởng sau khi được giới tư bản nước này bật đèn xanh. Sau đó y xâm chiếm được một loạt nước châu Âu vì nhận được sự thỏa hiệp của các nước phương Tây muốn nước Đức Quốc xã nhanh chóng đưa quân đánh Liên Xô.
Tình hình ở Campuchia có một số nét tương đồng. Tập đoàn Pol Pot đã phạm những tội ác tày đình trong suốt 4 năm cầm quyền (1975-1979) nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn công nhận chúng, dửng dưng trước các tội ác đó và thậm chí còn ra sức hậu thuẫn cho Khmer Đỏ kể cả sau khi chúng đã bị lật đổ.
Chính vì có bàn tay “bảo kê” nên dù dân số Campuchia năm 1978 chỉ có khoảng 7 triệu người so với khoảng 50 triệu dân của Việt Nam, Khmer Đỏ vẫn liều lĩnh dốc gần toàn lực để đánh sang lãnh thổ Việt Nam - một đất nước giàu kinh nghiệm trận mạc. Giới nghiên cứu quốc tế cũng ghi nhận có nhiều “cố vấn” nước ngoài hiện diện trong quân đội Khmer Đỏ thời kỳ xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nhận xét: “Trong khi nhân dân Campuchia đang phải hứng chịu bao đau khổ thì có nhiều nước trên thế giới tự cho mình là người bảo vệ công lý, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do bày tỏ chính kiến nhưng họ đã không đoái hoài, không đến giúp giải phóng nhân dân Campuchia chúng tôi thoát khỏi chế độ dã man này”.
Kỳ lạ hơn, chiếc ghế của “Campuchia Dân chủ” trong Liên Hợp Quốc vẫn được giữ sau khi Khmer Đỏ đã phạm nhiều tội ác và bị lật đổ. Nhiều nước tiếp tục coi chính thể Campuchia Dân chủ là đại diện duy nhất của Campuchia. Và đến tận những năm gần đây, việc xét xử các trùm diệt chủng Khmer Đỏ vẫn diễn ra và gặp khó khăn do sự cản trở của các thế lực từng đứng đằng sau hà hơi tiếp sức cho chế độ giết người này. Một số thủ lĩnh hàng đầu của Khmer Đỏ đã qua đời trước khi bị đưa ra ánh sáng công lý.
Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng chính phủ Khmer Đỏ, Ieng Sary (giữa) - "Anh 3" của chế độ này, tại 1 phiên xét xử của Tòa án đặc biệt Quốc tế về tội ác Khmer Đỏ ở Campuchia (ECCC) tại Phnom Penh năm 2008 (ảnh: Reuters) |
Sau năm 1979, lực lượng Khmer Đỏ “sống dai” ở vùng biên giới phía Tây của Campuchia và tiếp tục chống phá chế độ dân chủ mới thành lập ở nước này. Nhằm phá hoại cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương, một số quốc gia châu Á và phương Tây đã gia tăng viện trợ ngầm cho tàn quân Khmer Đỏ.
Phong trào Khmer Đỏ ban đầu mang yếu tố nội sinh nhưng đã bị các thế lực ngoại quốc thù địch với 3 nước Đông Dương lợi dụng triệt để nên mới có thể phát triển và tác oai tác quái đến như vậy.
Có một sự thật là, trước việc Việt Nam thống nhất vào năm 1975, một số cường quốc lấy làm không vui và muốn chia rẽ Đông Dương, biến Lào và Campuchia trở thành đối trọng của Việt Nam và gây “chảy máu” cho Việt Nam.
Bài học lịch sử
Chủ nghĩa sô vanh các loại (nước lớn, hẹp hòi…) luôn là mối đe dọa đến hòa bình thế giới và các giá trị con người.
Một số nước lớn sẵn sàng vì lợi ích ích kỷ mà can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và “nhắm mắt làm ngơ” trước các tội ác chống lại nhân loại.
Trong quan hệ quốc tế, Khmer Đỏ suy cho cùng cũng chỉ là một con rối trong tay các thế lực chống lưng nó. Đến khi không còn “phát huy tác dụng”, tổ chức này đã bị các nước dung dưỡng nó bỏ rơi một cách không thương tiếc và tan rã dần.
Đối với phong trào cộng sản, công tác xây dựng đảng rõ ràng rất quan trọng để ngăn chặn những biến thái như đã từng xảy ra với phong trào cách mạng Campuchia.
Thử thách Khmer Đỏ đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ răng - môi giữa 3 nước Đông Dương. Liên minh chiến đấu tình nguyện, tương trợ giữa 3 nước hình thành một cách tự nhiên từ vị trí địa chính trị của các nước này và cuộc đấu tranh chung của họ chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Thế chân vạc hiệu quả của 3 nước đã và đang là mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch.
Hiện nay, một số lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia, đứng đầu là Sam Rainsy, ra rả nói xấu Việt Nam và tình hữu nghị giữa 2 nước, ra sức kích động hằn thù dân tộc giữa 2 bên và có biểu hiện đi lại vào vết xe đổ của chế độ Pol Pot năm xưa.
Nhưng nhân dân Campuchia chắc chắn sẽ tỉnh táo đi theo con đường đúng đắn, kiên trì xây dựng đất nước mới, và tăng cường đoàn kết với các nước láng giềng, tránh cạm bẫy chia rẽ thâm độc của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét