ATM hết tiền thì có thể "đổ" cho việc quá tải, nghẽn mạng. Vậy còn việc trả cho dân tiền rách thì các ngân hàng sẽ trả lời như thế nào? Đối với người dân, họ cần phải làm gì trong trường hợp này?
Ông Nhân, một người dân dân sống tại quận 5 cho biết, mỗi khi rút tiền đều lo sợ tình trạng máy đưa ra tiền rách, đưa vào lưu thông thì không ai chịu nhận. Mỗi khi rút phải tiền rách, chú lại phải chạy đôn chạy đáo sang các tiệm tạp hóa, ngân hàng, trạm xăng đổi lại. Phí mỗi lần đổi ít nhất là 8.000 đồng.
“Tôi cảm thấy rất bức xúc và khó chịu, tại sao một ngân hàng lớn như Á Châu lại đưa tiền rách vào hệ thống ATM? Khâu kiểm tra, đưa tiền vào hệ thống rất chặt chẽ tại sao lại để tình trạng trên diễn ra? Đây thực sự là một hành động cố tình hay bộ phận phụ trách ATM của ngân hàng làm việc quá qua loa, thiếu trách nhiệm?”, bà Linh nói.
Lâu nay, ngân hàng vốn là nơi người dân có thể yên tâm giao dịch mà không sợ bị đưa tiền rách, tiền kém chất lượng. Nhưng tình trạng ATM nhả tiền rách cho khách nói trên có thể đang khiến nhiều người dân ngày càng "ám ảnh với ATM".
Trong khi đó, một khách hàng khác là bà Thanh (ngụ quận Phú Nhuận) kể có lần đi rút tiền tại máy ATM Vietcombank trên đường Hai Bà Trưng (Q.1). Trong số những tờ 100.000 đồng bà nhận được có 2 tờ bị rách và mất góc.
Như vậy, cách tốt nhất đối với người dân trong trường hợp nhận phải tiền rách từ ATM là đem đến ngân hàng để được đổi lại. Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chuyển đổi tiền tiền không thông qua hệ thống giao dịch chính thống (như ngân hàng) bị xem là không hợp pháp.
Cách làm này rất rõ ràng nhưng không phải người dân nào cũng biết. Hoặc không phải ai sau khi giao dịch cũng cẩn thận in hoặc giữ lại hoá đơn do việc in hoá đơn hiện cũng tính phí, càng khiến người dân bỏ qua khâu này.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất lúc này là người dân cần có câu trả lời, giải thích chính thức từ phía ngân hàng, đặc biệt là trong trường hợp đã nêu của Ngân hàng Á Châu. copyright IloveYou ViệtNam
Nguồn Zing News
Trao đổi với chúng tôi, khá nhiều người dân rất bức xúc vì hệ thống máy ATM Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) tại phòng Giao dịch Nguyễn Trãi, số 84 Nguyễn Trãi, phường 3, quận 5 (TP.HCM) liên tục giao dịch đưa ra tiền rách, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống.
Ông Nhân, một người dân dân sống tại quận 5 cho biết, mỗi khi rút tiền đều lo sợ tình trạng máy đưa ra tiền rách, đưa vào lưu thông thì không ai chịu nhận. Mỗi khi rút phải tiền rách, chú lại phải chạy đôn chạy đáo sang các tiệm tạp hóa, ngân hàng, trạm xăng đổi lại. Phí mỗi lần đổi ít nhất là 8.000 đồng.
ATM tại số 84 Nguyễn Trãi, phường 3, quận 5 (TP.HCM) thường xuyên đưa tiền rách cho khách hàng. |
Bà Linh, ngụ ở đường Trần Phú, phường 4, quận 5 cũng cho biết vừa rút tiền tại máy ATM trên. Về đến nhà mới phát hiện tờ 100.000 đồng đã bị rách, không thể đem ra mua bán được.
“Tôi cảm thấy rất bức xúc và khó chịu, tại sao một ngân hàng lớn như Á Châu lại đưa tiền rách vào hệ thống ATM? Khâu kiểm tra, đưa tiền vào hệ thống rất chặt chẽ tại sao lại để tình trạng trên diễn ra? Đây thực sự là một hành động cố tình hay bộ phận phụ trách ATM của ngân hàng làm việc quá qua loa, thiếu trách nhiệm?”, bà Linh nói.
Lâu nay, ngân hàng vốn là nơi người dân có thể yên tâm giao dịch mà không sợ bị đưa tiền rách, tiền kém chất lượng. Nhưng tình trạng ATM nhả tiền rách cho khách nói trên có thể đang khiến nhiều người dân ngày càng "ám ảnh với ATM".
Trong khi đó, một khách hàng khác là bà Thanh (ngụ quận Phú Nhuận) kể có lần đi rút tiền tại máy ATM Vietcombank trên đường Hai Bà Trưng (Q.1). Trong số những tờ 100.000 đồng bà nhận được có 2 tờ bị rách và mất góc.
"Đánh liều" đi đến phòng giao dịch của Ngân hàng Maritime gần đó, bà được nhân viên giao dịch thông báo rằng nếu rút tiền tại ATM của Maritime thì được đổi miễn phí (có trình hoá đơn giao dịch), còn nếu rút tiền tại máy ATM khác thì chịu phí (bà không nhớ rõ mức phí nhưng không quá 8.000 đồng).
Như vậy, cách tốt nhất đối với người dân trong trường hợp nhận phải tiền rách từ ATM là đem đến ngân hàng để được đổi lại. Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chuyển đổi tiền tiền không thông qua hệ thống giao dịch chính thống (như ngân hàng) bị xem là không hợp pháp.
Cách làm này rất rõ ràng nhưng không phải người dân nào cũng biết. Hoặc không phải ai sau khi giao dịch cũng cẩn thận in hoặc giữ lại hoá đơn do việc in hoá đơn hiện cũng tính phí, càng khiến người dân bỏ qua khâu này.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất lúc này là người dân cần có câu trả lời, giải thích chính thức từ phía ngân hàng, đặc biệt là trong trường hợp đã nêu của Ngân hàng Á Châu.
Nguồn Zing News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét