Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Vẻ đẹp của cầu Long Biên xưa

Trong mắt người Việt Nam và cả bạn bè trên thế giới, cầu Long Biên là một nhân chứng lịch sử trong suốt 12 thập kỷ qua và đã trở thành biểu tượng của Hà Nội cũng giống như là tháp Eiffel của Paris.

Cầu Long Biên được công ty Daydé và Pillé khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1903. Vào thời điểm đó Long Biên là một trong 4 cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật ở Viễn Đông. Còn được gọi là cầu Doumer, cây cầu thép có tuyến đường sắt chạy qua này đã trở thành mạch nối qua sông Hồng, đến Lào Cai và sang Trung Quốc. Với chiều dài 1.682m, cây cầu tượng trưng cho vẻ đẹp của các công trình kiến trúc lúc bấy giờ được kết cấu theo kiến trúc của tháp Eiffel, cây cầu được ví là tháp Eiffel nằm ngang sông Hồng.



Hơn 100 năm trôi qua, dấu chân thời gian đã làm cây cầu "già nua" đi nhiều nhưng giá trị quá khứ như vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu. Đất nước thay đổi, thủ đô thay đổi nhưng giá trị biểu tượng của cầu Long Biên vẫn mãi trường tồn trong lòng mỗi người cả những thế hệ mai sau.





  








Theo Ngôi nhà Nghệ thuật

Tuyển cộng tác viên cho I Love You ViệtNam



Với mục đích phát triển và phổ biến các nội dung mà trang: IloveYouViệNam muốn đề cập tới lên mình mới đua ra thông báo này.
Tuy vào điêu kiện và niềm đam mê, không phụ thuộc vào thời gian viết bài.
Bạn nào có niềm đam mê ý tưởng có thể cùng cộng tác với mình.

Với các trang sau :



Nội dụng và chuyên mục " tag" trên FaceBook và web  có thể thêm hoặc bớt sao cho phù hợp với yêu cầu hiện tại. Bạn có thể ghóp ý cần thêm chuyên muc nào, cần bớt chuyên mục nào.
Bạn nào muốn làm cộng tác viên trang nào thì đăng ký  với bảng mẫu sau:

 Nội dung :Cộng tác viên trang IloveYouViệtNam trên blogger hay facebook " có thể cả 2 "…
Số điện thoại: để mình liên hệ “ sẽ được giữ kín”
Email liên hệ của gmail nhé.
Link rút ngọn Facebook
Tiểu sử về bản thân " để làm hổ sơ trên mạng ". Nếu bạn không viết mình sẽ lấy thông tin trên FB để điền.
Cộng tác viên sẽ được mình thử việc trong một thời gian nhất định. Bài viết có thể ít nhưng phải đúng chuyên mục, nội dung phù hợp với tiêu đề phong cách của FaceBoock Và web nhé bạn. Đơn xin gửi đến   https://www.facebook.com/IloveYouVietNam


             Có 3 phương hướng hoạt động của trang như sau:
                      1 Giới thiệu hình ảnh du lịch, văn hóa của ViệtNam đến bạn bè trong nước và quốc tê
                     2 Nêu tắc hại của hàng nhái hàng giả Trung Quốc .
                     3 Nêu cao nhận thức người ViệtNam qua âm nhạc “ học guitar và piano online”

Các bài viết phải đúng menu, tag bạn nhé: Trước khi viết bài nào đó bạn lên xem các bài có nội dung tương tự trên menu:

hình ảnh Menu


Xem menu rồi gắn các tag thích hợp nhé:
hình ảnh Tag

Cấm nội dung ngoài xuyên tạc liên quan đến chính trị, nói xấu, bôi nhọ , vu cáo …Dùng sơ hở nội quy blog này để viết bài liên quan vấn đề khác.

Chú ý : Khi thành viên được xét duyệt . Bạn phải vào gmail nick mình để kick hoạt thư từ admin gửi đến có tiêu đề Bạn đã được mời đóng góp vào iloveyouvietnam. Sau đó bạn kick vô link chấp nhận lời mời và  cài đặt tên hiện thị tắc giả

                                        Kick vô chọn tiểu sử google+


Tạo tên tác giả hiện thị. Cái này chỉ được tạo một lần thôi nhé. Nếu tạo sai là không tạo lại được đâu. Ví dụ Nếu bạn muốn tạo tên hiện thị là herolove vn thì phải viết là vn herolove. Vì tiếng anh nó cài đặt hiển thị ngược với tiếng việt. Tên Xong mới đến Họ


Cuối cùng là đăng nhập nick gmail vào trang blogger.com để viết bài là xong 
Bước cuối cùng vô link: https://security.google.com/settings/security?pli=1 để cài đặt bảo mật mật khẩu cho nick của ban. Bạn cần có điện thoại di động để kick hoạt. Số điện thoại là 0983884826 thì phải điền là 983884828. Còn nếu là 01667376385 thì phải điền là 1667376385. Cái này có tắc dụng bảo mật tranhs bị hacker lấy nick và quên mật khẩu có thể lấy lại được nick 


Đặt liên kết cùng IloveYouViệtNam




                                                                  

Tạo liên kết cùng I love you ViệtNam
Chúc website của các bạn nhanh chóng lên Top ranking của Google, Yahoo và Alexa !


Hiển thị: I love you ViệtNam
TitleI Love You Việt Nam ( Học đàn Piano, Guitar online )
Urlhttp://iloveyouvietnam.blogspot.com/
Favicon: http://iloveyouvietnam.blogspot.com/favicon.ico


Copy đoạn CODE dưới đây vào Website/Blog của bạn:



* Xin lưu ý:
- Sau khi bạn dán code vào website hãy nhấn vào nút được tạo để đưa backlinks về website của bạn.
- Nếu bạn xóa code khỏi website của bạn thì backlink của bạn tại đây sẽ tự động được xóa bỏ.
- Trang này tạo ra nhằm liên kết Logo
-Khi có lượng truy cập vào trang này tất cả các trang hiện thị trên cũng sẽ được hưởng truy cập theo số lần hiển thị admin quản lý
-Ngoài ra còn có lượng autosurf từ mọi backlink khác hướng đến

Ngay sau khi nhận được comment xin liên kết mình sẽ đặt. Bạn Vui lòng mô tả Web, blog của mình
Title: ?????
Decription: ????



Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Tập cơ bụng - Tập cơ ngực- Tập thể hình tại nhà đây



Tập cơ bụng Level 1


Tập cơ bụng Level 2


Tập cơ bụng Level 3





Tập Cơ Ngực Level 1





Tập Cơ Ngực Level 2





Tập Cơ Ngực Level 3

Trang kiếm tiền tốt nhất hiên nay cho blogger cung cac web nhỏ với yllix Plublisher






Trang này la một trang trên cả mong đợi cho các web lẫn blog kể cả nhỏ lẫn lớn dù mới hoạt động:
   1 _ Quản lý quoảng cáo PUBLISHER tùy ý
    2_ Thống kê rõ ràng theo ngày. Nhưng tính tiền phải đợi mãi đến cuối tháng nhé
    3_ Thanh toán tối thiểu 1s  qua paypal " ăn liền ngay nhé"
    _ Chấp nhận toàn nước " Mỗi nước máy chủ tự động đặt quoảng cáo khác nhau"
   4 _ Xác nhận quản lý tài khoản qua email lẫn số điện thoại . VÍ dụ số của bạn là 01667376395... bạn phải điền như sau +841667376395... trong đó +84 la mã nước Việt NAM . Còn đối với số diện thoại 10 số như 0983884825 thì điền là +840983884825.
  5 _ Chấp nhận CPM. Nên cùng 1 code hãy copy vào nhiều web khác nhau
    phải có máy điện thoại di động nhận tin nhắn và  hòm thư xác minh kick hoạt nick đây
6) Quảng cáo tính tiền  bằng CPC và CPM. Cuối tháng sẽ thống kê tiền được nhận " kick  Payment  "  để xem




Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com
Kiếm tiền trên mạng Publisher
Các bạn nhấn vào đây để đăng kí: http://yllix.com ( Ủng hộ mình nhé)
Hoặc ủng hộ bài viết hướng dẫn này của mình thì nhấn vào đâyhttp://yllix.com/publishers/

Các bạn nhấn vào Register as an Publisher 

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

Điền First NameLast Name và Email vào ô đăng kí và nhấn CREATE ACCOUNT

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

Đây là giao diện sau khi bạn nhấn CREATE ACCOUNT

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

Các bạn tiếp tục vào trang Mail, nhấn vào đường dẫn Activation link để để Active Account " kick hoạt hòm thư"

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

Các bạn điền Account ID của bạn vào là xong." Account ID là số ID mà yllix gửi qua hòm thư " mà trong bức ảnh trên mình đã xóa Account ID và mật khẩu.
 Nếu  không nhận được thư kick hoạt bạn vào hòm thư spam thay vì phần thư chính. Hoặc gửi lại email kick hoạt qua link http://yllix.com/resend-activation/" nhập email bạn vừa đăng ký mà không nhận được thư"

Các bạn điền mã Account ID của bạn vào là xong.
Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

Bạn tiếp tục điền thông tin cá nhân của bạn vào ô trả lời:
Nhấn Complete Registration

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

Các bạn chọn loại TÀI KHOẢN CÁ NHÂN, và điền Info của bạn vào(Yên tâm vì Yllix sẽ giữ bí mật cho bạn)

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com
Điền đầy đủ các thông tin, nếu bạn ở Hà Nội Zip Code điền 10000 ở TP.HCM điền 80000 (các địa phương khác các bạn có thể tra trên Internet)
yllix 5 Yllix.com   Mạng quảng cáo nữa cho publishers
 Nhập số điện thoại xác nhận, có dạng +84932287564, +84 là mã vùng quốc gia của Việt Nam:
yllix 6 Yllix.com   Mạng quảng cáo nữa cho publishers
 Xác nhận quản lý tài khoản qua email lẫn số điện thoại . VÍ dụ số của bạn là 01667376395... bạn phải điền như sau 841667376395... trong đó 84 la mã nước Việt NAM. Nếu số là 0975904117 thì điền 8497590411
Và cuối cùng là chọn hình thức thanh toán, có 3 hình thức để bạn nhận tiền quảng cáo từ Yllix là PaypalPayza và Bank Wire, ở đây mình chọn Paypal

Hướng dẫn đặt quảng cáo để doanh thu cao

Bạn nhấn vào Ad Tags để chọn hình thức quảng cáo: Chọn BANNER Ad Tag ( Nhưng Display layer ads? chọn yes để tăng doanh thu ) xong chọn get ad tag



(Chú ý phần này, xem Account của bạn đang ở dạng nào:



Bạn chọn thể loại quảng cáo phụ hợp với Website của bạn nhé (nhớ là chọn quảng cáo gì, Adult hay Non-Adult)
 phải cài  đặt non-adult để quảng cáo người lớn không hiện được lên nhé


Chú ý: Bước Add Website của bạn vào Yllix là tự động, bạn chỉ cần đặt Code quảng cáo của Yllix là nó sẽ tự Add của bạn vào.


Chất lượng của các Click quảng cáo rất khác nhau:

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

Đây là ví dụ mình thử đặt trong 12h (rất ít click)

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com

. Và điều quan trọng nữa, bạn sẽ nhận được mail thông báo nâng cấp tài khoản lên Premium Publisher nếu như site bạn có lượng traffic không quá nhỏ :D 

Hướng dẫn đặt Banner/Popup kiếm tiền cho Webmaster từ Yllix.com




Rất cảm ơn các bạn nếu ủng hộ bài viết của mình qua link đăng kí này: http://yllix.com/publishers/

Chú ý để tăng doanh thu : kick Ad Manage chọn chế độ như trong ảnh 

Thống kê quảng cáo theo ngày nhưng cuối tháng mới thanh toán. Nên bạn đừng nóng vội. Hãy chờ đến cuối tháng xem doanh thu nhé. Các bạn có thể đăng ký nhiều nick đặt nhiều banner khác nhau " nghĩa là banner đặt với các kiểu và kick thước khác nhau nhé " Trang http://iloveyouvietnam.blogspot.com/ của mình đặt 2 banner yllix với kick thước và kiểu khác nhau. Một cái hiện banner không thôi. Một cái  cho bật Display layer ads? " Yes' đó
Hãy ủng hộ trang mình nhé

Đây là các trang blogger của mình. TRong đó một trang đã vào top YX PREMIUM .  tức sẽ tăng thu nhập lên nhiều lân. Còn những trang vào Active  thì doanh thu rất thấp. 
Yllix đánh giá  trang của bạn được vào tóp  Active  hay  YX PREMIUM   không phụ thuộc vào rank alexa mà phụ thuộc vào số lần Impressions + Số CTR của CPM và CPC tối thiểu là 0.2% đến 0.30%  " số lần 
quảng cáo được tải xuống+ % khách kick quảng cáo " 
 Tức  kể cả trang bạn không có rank alexa chỉ cần 3 ngày gần nhất  bạn tự vào trang blog 
của mình và ấn F5 liên tục hoặc dùng surfl bar để tự load sao cho quảng cáo yllix tải đi tải lại 
với các chương trình khác nhau và thỉnh thoảng bạn hãy tự kick quảng cáo. Lúc đó yllix sẽ
 tự cập nhật trong 3 ngày liên tiếp nào có lượng truy cập lớn nhất yllix sẽ xếp hạng trang blog 
của bạn. Khi đã vào tóp YX PREMIUM  bạn sẽ không cần phải làm bước trên nữa. Thứ hạng của bạn sẽ luôn được giữ nguyên.


Bạn hãy thực hiên bước  Hướng dẫn đặt quảng cáo để doanh thu cao để trang của bạn tự bật pop khi khách hàng vào web của bạn để có được lượng kick và  F5 liên tục để có lượng Impressions.  Lúc đó mình đảm bảo trang của bạn sẽ vào top YX PREMIUM   thôi
                                                
  Kick để Xem cảc trang Kiếm tiền mà Ilove You Việt Nam đang chơi 

Đặt quảng cáo kiếm tiền cùng Ilove You Việt Nam cho các Publisher , blogger, webmaster Việt Nam



Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Hà Nội ba mươi sáu phố phường - xưa và nay

Phố cổ Hà Nội.
Sách “Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam viết: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu (Trung Quốc) có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

"Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội cũng như người Paris chính hiệu yêu mến Paris..."

"Trong những cuộc phiếm du-phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song, chỉ người Hà Nội có… ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây."


"Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi”.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là “phường và phố” Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu: “Hà Nội băm sáu phố phường. Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh”.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng.

Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau.

Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

“Kẻ Chợ” tên gọi khác của Thăng Long-Hà Nội xưa có thành, có thị, có bến, có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô, có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản.

Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long-Hà Nội, họ cọ xát, đua trí, đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, ở đất Hà Nội, đó là cách sành mặc, sành chơi, sành ăn, sành làm.

Thương nhân và thợ thủ công sống rải rác trong tất cả các phố phường. Phố giàu có như Mã Mây tập trung khá nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều. Đường xá ở đây được lát sạch sẽ.

Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cách nghiêm ngặt. Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng bao diêm mà hiện nay chúng ta còn thấy ở các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào... Các dãy nhà này vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Cùng với những yếu tố nổi trội về lịch sử, khu Phố Cổ xứng đáng được xem như là một không gian, mà tại đó một thời đã thể hiện một dấu ấn không thể phai mờ về một cuộc sống đô thị khá toàn diện về kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống.

Phường

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. 
Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường, thôn, trại.

Phố

Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thì phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng (tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu). Phố có thể là một ngôi nhà, một chỗ trống lấy làm nơi bày hàng hóa để buôn bán.

Ví dụ như cụm từ “phố Hàng Trống” nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng bán trống. Phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà bày bán chiếu... Các "phố" (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) tập trung ken sát nhau thành một dãy nên được gọi tắt là phố.

Hàng

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó. Thí dụ: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Thiếc...

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Góp phần vào không khí hoạt động của khu phố cổ trong một thập kỷ gần đây là lượng khách du lịch đông đảo, là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, văn hoá. Do vậy, một số nhà ở trong khu phố cổ được cải tạo thành khách sạn mi ni; thành các quán ăn đặc sản; các cửa hàng ở tầng 1 được trang trí nội thất khang trang hấp dẫn.

Khu phố cổ Hà Nội là hiện thân của lịch sử, văn hóa, kiến trúc kinh kỳ Thăng Long xưa, mang hồn thiêng khí phách lịch sử dân tộc, là một di tích vô cùng quý giá của Thủ đô Hà Nội và của cả nước. Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã ra Quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT xếp hạng khu phố cổ Hà Nội là di tích lịch sử quốc gia. Đây là niềm vinh dự đối với người dân Thủ đô, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm không nhỏ không chỉ đối với người quản lý, mà cả đối với bản thân người dân sống trong khu phố cổ trong việc gìn giữ và bảo tồn khu phố của mình.

Từ ngày 1/10/2004 đến nay, tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ được hình thành và đi vào hoạt động. Tuyến phố đi bộ hoạt động vào các buổi tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hằng tuần. Mùa hè bắt đấu từ 20 đến 24 giờ và mùa đông từ 19 đến 24 giờ./.

Qua tư liệu cũ để lại thì khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là huyện Thọ Xương (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay) mà người ta quen gọi là khu phố cổ. Nơi đây là cửa hàng, cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố bán một mặt hàng hay có một nghề riêng biệt và người ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố. Điều này, thể hiện rõ trong ca dao với đầy đủ tên 36 phố Hà Nội.

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi đường khoanh bàn cờ”.

Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội

Những vỉa hè nhỏ đông chật người, người chăm chú đọc báo, người thả hồn theo khói thuốc, người thư thả đôi ba câu với bạn bè bên ly cafe đã trở thành hình ảnh quen thuộc trên nhiều con phố Hà Nội. Khắp các tuyến phố thủ đô, đâu đâu người ta cũng có thể bắt gặp những quán cafe như vậy, thậm chí có một số tuyến phố, nguyên dãy là những quán cafe vỉa hè nối nhau san sát.

Cafe Nguyễn Du
Dãy cafe này gồm khoảng mươi quán, nằm trên phố Nguyễn Du, đoạn Hồ Thiền Quang. Điểm cộng của dãy cafe ở đây là đối điện với hồ, gần công viên, đường phố có nhiều cây xanh lớn, mát mẻ. Những quán này tuy có bàn ghế trong nhà, nhưng trừ những ngày mưa gió, khách thường thích ngồi vỉa hè. Chiếc ghế nhựa để ngồi và cũng chiếc ghế nhựa để làm bànĐồ uống chỉ đơn giản là cốc cafe, trà, nước chanh, nước cam hay đĩa hướng dương. 
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 1
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 21 góc cafe Nguyễn Du.
Đơn giản là thế, nhưng từ sáng sớm đến tối muộn, lúc nào những quán này cũng đông khách. Khách ở đây rất đa dạng, từ người cao tuổi, dân công sở, sinh viên đến các cặp tình nhân, từ cánh mày râu cho đến chị em thích buôn chuyện... Điều này có lẽ cũng một phần do giá cả tại những quán cafe vỉa hè nơi đây rất bình dân, bắt đầu từ 15.000 đồng. Thư thả gọi một ly cafe, nhìn ngắm người qua lại, những đứa trẻ tập đi, những người cao tuổi tản bộ là lý do nhiều người rất thích ngồi đây. Khu vực này đông khách nhất là vào buổi chiều, tối, những lúc này, thậm chí một số quán còn phải mang ghế cho khách ngồi sang bên vỉa hè công viên.
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 3
Ly cafe đương nhiên là một phần không thể thiếu.
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 4
Cafe Nguyễn Du là điểm hẹn quen của nhiều người. Bàn ghế là những chiếc ghế nhựa đơn sơ.
Cafe Triệu Việt Vương
Chỉ dài hơn 700 mét, nhưng số quán cafe ở phố Triệu Việt Vương phải tính bằng con số hàng trăm. Ngay từ đầu phố, bạn đã có thể cảm nhận được mùi cafe thơm nồng. Cafe ở Triệu Việt Vương rất phong phú, thích cafe truyền thống thì có Năng, có Thái, có Thọ; thích phong cách có Cộng, có cafe tranh; thích lịch sự có The Light, Zodi, mà ưa công nghệ thì bạn có thể rẽ vào cafe Blackberry, Iphone...
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 5
Những quán cafe san sát phố Triệu Việt Vương.
Dù phố nhỏ nhưng nhiều cây lớn nên những quán cafe ở đây khá mát mẻ. Nằm ở khu trung tâm nhưng lưu lượng xe cộ không quá đông, không quá ồn ào nên vẫn có những nét riêng rất... cafe. Nằm gần những con phố trung tâm, nhiều cao ốc văn phòng và cả khu trung tâm thương mại Vincom sầm uất nên đây là điểm tập kết quen của dân công sở. Giờ cao điểm tại cafe Triệu Việt Vương là từ khoảng 6 rưỡi - 7 giờ đến 9 giờ sáng, giờ nghỉ trưa hay tan tầm.
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 6
Ngồi cafe vỉa hè là thói quen của nhiều người.
Hầu hết các quán cafe Triệu Việt Vương đều có không gian trong khá rộng với bàn ghế chu đáo, tuy nhiên nhiều người vẫn thích ngồi vỉa hè chỉ với vài chiếc ghế nhựa đơn. Nhân viên phục vụ tại các quán đều khá nhanh nhẹn, nhiệt tình. Giá đồ uống ở đây dao động trong khoảng 20.000 đồng/đồ uống như cafe, trà, chanh muối.
Cafe, trà chanh Nhà Thờ
Mặc dù nổi tiếng với món trà chanh, nhưng nhắc đến cafe vỉa hè, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến dãy cafe, trà chanh khu phố Nhà Chung - hay nhiều người vẫn quen gọi là Nhà Thờ. Nếu khách quen ở khu hồ Thiền Quang hay Triệu Việt Vương phần nhiều là dân công sở thì đối tượng khách hàng ở Nhà Thờ lại chủ yếu là người trẻ tuổi. Nằm trong khu phố cổ sầm uất nên chẳng có gì ngạc nhiên khi ngoài người Việt, những quán cafe nơi đây rất nhiều khách nước ngoài.
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 7
Vỉa hè nhỏ luôn đông nghịt người.
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 8
Rất nhiều người nước ngoài cũng mê cafe - trà chanh nơi đây.
Đặc điểm chung của những quán cafe nhà thờ là rất nhỏ, bởi vậy khu vỉa hè nhỏ được tận dụng tối đa. Bàn ghế chỉ là chiếc ghế nhựa rất cơ động để tiện thu dọn... khi công an phường tới. Những quán nhỏ ở đây không lúc nào vắng khách, nhưng đông nhất là vào chiều, tối, đặc biệt vào các ngày cuối tuần. Vào những thời điểm này, quán nào quán nấy chật như nêm, người san sát, thế nhưng có lẽ điều ấy lại khiến sức nóng của cafe, trà chanh khu Nhà Thờ không giảm nhiệt.
Những khu cafe vỉa hè nổi tiếng nhất Hà Nội 9
Dãy cafe - trà chanh Nhà Thờ là điểm hẹn quen của giới trẻ.
Phục vụ chủ yếu đối tượng người trẻ, giá cả tại những quán này khá bình dân, chỉ từ 15.000 đồng là bạn đã có thể thoải mái ngồi nhâm nhi cốc cafe, cốc trà ngắm phố phường, ngắm Nhà Thờ Lớn oai nghiêm hay rôm rả chuyện trò cùng bạn bè.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...