Bài viết Dấu ấn Pháp này tớ viết cho báo Đẹp số tháng 5/2012. Nhân đây xin đăng lại một đoạn, và công thức kem caramen của tớ.
À, tớ không lật ngược lại như bình thường, mà để trong hũ thủy tinh như trong hình. Tớ đọc báo Nhật, thấy họ hay làm thế. Trông yêu quá nên bắt trước đấy :).
Không ai phủ nhận vị trí hàng đầu của nền ẩm thực Pháp, xa hoa và tinh túy, nhưng người Việt làm cho món ăn Pháp phong phú hơn, châu Á hơn và dân dã hơn. Thêm vị chua ngọt của rau củ muối, vị ngọt thanh của nước dừa xiêm, hay mùi thơm đặc trưng của rau thơm Việt. Những hương vị này làm món ăn được ưa thích khắp nơi, không chỉ ở Việt Nam.
Nhắc đến món ăn Việt, người Tây nhớ đến ba món ăn – phở, gỏi cuốn và bánh mì. Sẽ chẳng ai chối cãi bánh mì người Việt học từ ẩm thực Pháp. Có lạ lùng không khi nhắc đến bánh mì, người ta nghĩ đến ngay món bánh mì dài, có nhân thịt, cà rốt chua ngọt và pa-tê kiểu Việt? Hồn Việt đấy.
Kem Caramen (Bánh Flan)
Món ăn truyền thống của Pháp, và cũng là món khoái khẩu của người Việt. Do lò nướng không phổ biến, kem caramen thường được hấp cách thủy thay vì hấp trong lò. Nếu có lò nướng, bạn hãy thử hấp bánh trong lò. Bánh sẽ chín đều và mịn hơn.
Tớ dùng sữa tươi trong công thức này, vì có trứng rồi, không cần quá ngậy. Ai thích ăn béo hơn có thể thay một phần sữa bằng kem whipping.
Nguyên liệu (cho 8-10 phần ăn, cỡ khuôn bánh 80ml)
500ml sữa tươi không đường
3 quả trứng gà nguyên
3 lòng đỏ trứng gà
1 thìa cà phê vani
80g đường cát
Phần nước caramen: 150g đường
Cách làm
Cho 80g đường cát vào sữa tươi, đun sôi nhẹ cho đường tan. Để nguội. Làm nước caramen: Cho 150g đường với 60ml nước lên bếp lửa vừa, đun sôi. Khi nước đã sôi, không quấy thêm mà đợi đến khi nước ngả màu nâu sẫm thì bỏ ra. (Nước đường cháy cho kem caramen không đắng và đặc như nước hàng kho cá, thịt). Chia đều ra các khuôn làm bánh.
Bắt đầu làm phần kem. Dùng đũa đánh tan trứng, cho vào hỗn hợp sữa tươi cùng vani, khuấy đều. Cho hỗn hợp qua rây để bánh được mịn. Nhẹ nhàng đổ hỗn hợp trứng sữa vào khuôn bánh flan.
Cách hấp thủy: đun sôi nước trong chõ và để bánh vào chõ. Bọc một lớp giấy bạc lên khuôn bánh. Hấp khoảng 20’ cho bánh chín (Chú ý để lửa vừa không to quá). Sau 10’, cứ 5’ mở nắp kiểm tra.Bánh chín khi lớp trứng sữa đặc lại.
Cách hấp bằng lò: Bật lò lên 190C khoảng 15’ trước khi nướng. Dùng một khay nhôm to, lót một khăn mặt sạch vào đáy khay (bước này để pudding ko bị cháy cặn ở dưới). Sắp khuôn bánh lên trên mặt khăn.
Đun sôi nước trong bình, châm nước nóng vào khay nhôm đến khoảng ½ thành khuôn bánh. Bọc cả khay nhôm bằng giấy bạc, cho vào lò nướng khoảng 35-45’ cho đến khi bánh chín.
Khi bánh flan chín, để nguội, cho vào tủ lạnh khoảng 3 tiếng trước khi ăn.
• Nếu dùng cách hấp bằng lò, chú ý không dùng khuôn nhựa để nướng bánh mà dùng khuôn sứ nhỏ.
À, tớ không lật ngược lại như bình thường, mà để trong hũ thủy tinh như trong hình. Tớ đọc báo Nhật, thấy họ hay làm thế. Trông yêu quá nên bắt trước đấy :).
---
Đi tìm dấu ấn Pháp trong ẩm thực Việt là hành trình ẩm thực của quá khứ và hiện tại. Quá khứ bởi ngẫm cho kĩ, những món ăn ấy gợi nhớ về những năm tháng đã qua lâu lắm. Hiện tại bởi với người Việt, những món ăn như sữa chua, kem caramen hay bánh mì là một phần của cuộc sống.Không ai phủ nhận vị trí hàng đầu của nền ẩm thực Pháp, xa hoa và tinh túy, nhưng người Việt làm cho món ăn Pháp phong phú hơn, châu Á hơn và dân dã hơn. Thêm vị chua ngọt của rau củ muối, vị ngọt thanh của nước dừa xiêm, hay mùi thơm đặc trưng của rau thơm Việt. Những hương vị này làm món ăn được ưa thích khắp nơi, không chỉ ở Việt Nam.
Nhắc đến món ăn Việt, người Tây nhớ đến ba món ăn – phở, gỏi cuốn và bánh mì. Sẽ chẳng ai chối cãi bánh mì người Việt học từ ẩm thực Pháp. Có lạ lùng không khi nhắc đến bánh mì, người ta nghĩ đến ngay món bánh mì dài, có nhân thịt, cà rốt chua ngọt và pa-tê kiểu Việt? Hồn Việt đấy.
Kem Caramen (Bánh Flan)
Món ăn truyền thống của Pháp, và cũng là món khoái khẩu của người Việt. Do lò nướng không phổ biến, kem caramen thường được hấp cách thủy thay vì hấp trong lò. Nếu có lò nướng, bạn hãy thử hấp bánh trong lò. Bánh sẽ chín đều và mịn hơn.
Tớ dùng sữa tươi trong công thức này, vì có trứng rồi, không cần quá ngậy. Ai thích ăn béo hơn có thể thay một phần sữa bằng kem whipping.
Nguyên liệu (cho 8-10 phần ăn, cỡ khuôn bánh 80ml)
500ml sữa tươi không đường
3 quả trứng gà nguyên
3 lòng đỏ trứng gà
1 thìa cà phê vani
80g đường cát
Phần nước caramen: 150g đường
Cách làm
Cho 80g đường cát vào sữa tươi, đun sôi nhẹ cho đường tan. Để nguội. Làm nước caramen: Cho 150g đường với 60ml nước lên bếp lửa vừa, đun sôi. Khi nước đã sôi, không quấy thêm mà đợi đến khi nước ngả màu nâu sẫm thì bỏ ra. (Nước đường cháy cho kem caramen không đắng và đặc như nước hàng kho cá, thịt). Chia đều ra các khuôn làm bánh.
Bắt đầu làm phần kem. Dùng đũa đánh tan trứng, cho vào hỗn hợp sữa tươi cùng vani, khuấy đều. Cho hỗn hợp qua rây để bánh được mịn. Nhẹ nhàng đổ hỗn hợp trứng sữa vào khuôn bánh flan.
Cách hấp thủy: đun sôi nước trong chõ và để bánh vào chõ. Bọc một lớp giấy bạc lên khuôn bánh. Hấp khoảng 20’ cho bánh chín (Chú ý để lửa vừa không to quá). Sau 10’, cứ 5’ mở nắp kiểm tra.Bánh chín khi lớp trứng sữa đặc lại.
Cách hấp bằng lò: Bật lò lên 190C khoảng 15’ trước khi nướng. Dùng một khay nhôm to, lót một khăn mặt sạch vào đáy khay (bước này để pudding ko bị cháy cặn ở dưới). Sắp khuôn bánh lên trên mặt khăn.
Đun sôi nước trong bình, châm nước nóng vào khay nhôm đến khoảng ½ thành khuôn bánh. Bọc cả khay nhôm bằng giấy bạc, cho vào lò nướng khoảng 35-45’ cho đến khi bánh chín.
Khi bánh flan chín, để nguội, cho vào tủ lạnh khoảng 3 tiếng trước khi ăn.
• Nếu dùng cách hấp bằng lò, chú ý không dùng khuôn nhựa để nướng bánh mà dùng khuôn sứ nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét